TÂY NINH XƯA - Trang 50

có người chăm sóc lửa hương phụng tự, mỗi năm vào ngày mùng 5 tháng 8
đến ngày 14, 15, 16 tháng 3 làng làm lễ kỳ yên quý tế linh thần.

NGÔI MỘ

Hiện nay tọa lạc tại xã Phú Mỹ Hưng ; giáp với Bến Súc tỉnh Bình

Dương đường lên Hố Bò. Ngôi mộ nằm trên một dòng suối cạn đắp đất cao
chung quanh sỏi đá đỏ lồi lõm như hòn dã sơn ; đến mùa mưa nước suối
chảy mạnh tới đầu mộ tự nhiên suối lại chảy rẽ ngang ra hai bên, dường
như có một bàn tay vô hình nào chia ngọn nước tránh ngôi mộ của ông nằm
giữa dòng suối. Nếu nước đổ chảy siết xói ngay vô, mộ phải bị lở trôi đi
mất, mà trái lại chảy vừa tới chân, tự nhiên rẽ làm hai ngả, thật huyền bí, vì
thế đồng bào ở đây đều kính nể đến oai linh của ông như thuở nào. Ngôi
miếu và ngôi mộ trên đây là di tích lịch sử của bật tiền nhân có công với đất
nước còn lưu lại trên mảnh đất quê hương. Một điều nói thêm, ông có một
người con tên tuổi lẫy lừng có công kháng Pháp đó là lãnh binh Tòng.
Ngày nay có tên đường lãnh binh Tòng ở Tây Ninh, Trảng Bàng và nhiều
nơi khác.

ĐỊA DANH BẾN KÉO

Hai tiếng Bến Kéo làm cho nhiều người để tâm suy nghĩ. Tại sao có

danh từ Bến Kéo ? Danh từ này xuất phát từ bao lâu ?

Bến Kéo nằm trên quốc lộ 22, hướng về Sài Gòn, cách tỉnh lỵ Tây

Ninh 8 cây số ngàn.

Trào vua Tự Đức thứ 15 (đệ thập ngũ niên). Triều đình ký hiệp ước

ngày 5-6-1862 với Pháp, giao 3 tỉnh miền Đông. Từ đó người Pháp vào chợ
Tây Ninh lập căn cứ.

Người Pháp noi theo đường Gia Định lên Trảng Bàng, Bào Đồn, Cầu

Khởi đến Tây Ninh và dùng đường thủy do con sông Vàm Cỏ Đông lên đến
Bến Kéo để vận tải quân lính, súng đạn, vật liệu cùng dụng cụ xây cất, và
thực phẩm…

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.