của quân Miên và thây giặc Miên trải ngập trong thành, ngổn ngang lớp lớp
trên cánh đồng Trà Vông.
Tàn quân Miên còn sống mở huyết lộ chạy về nước.
Từ sau trận đánh kinh thiên đó, quân Miên không còn dám xâm lấn
người Việt. Sau đó, vua Miên xin được nối lại tình giao hảo với Việt Nam.
Cái chết của tướng Huỳnh Công Giản là cái chết hào hùng, rạng ngời
chánh khí, quang minh muôn đời cho lòng dân địa phương Tây Ninh nói
riêng.
Để tưởng niệm vị anh hùng đã đem giọt máu cuối cùng, hơi thở cuối
cùng để bảo vệ cho Tây Ninh, nhiều dân trong các ấp xã Tây Ninh đều lập
miếu thờ tướng Huỳnh Công Giản và Huỳnh Công Nghệ. Dân chúng Tây
Ninh quen gọi tướng Huỳnh Công Giản là quan lớn Trà Vông. Người Miên
gọi là Tà Vông (ông lớn).
Hiện nay, ngôi miếu thờ quan lớn Trà Vông lớn nhất ở tại ấp Bình
Trung. Sự hiển linh của quan lớn tới bây giờ vẫn như trước, dân chúng ở ấp
Mỏ Công (nằm giữa Quốc lộ 22 đường lên biên giới Việt Miên) cùng thành
lập ngôi miếu để thờ phụng ngài.
Ngoài hai ngôi miếu đó còn nhiều ngôi miếu thờ quan lớn ở nhiều xã
ấp khác. Bờ thành Trà Vông hiện nay vẫn còn di tích cũ nhưng vì vấn đề an
ninh nên ít người có dịp tới đó.
SỐNG LÀM TƯỚNG THÁC LÀM THẦN
Tiếp tục cố gắng sưu tầm tìm hiểu về thân thế quan lớn Trà Vông,
chúng tôi được các bô lão từ xã Cẩm Giang, Bến Cầu, Thái Bình kể lại rằng
:
Khoảng năm 1846, giặc Cao Miên tung hoành cướp giựt chém giết
người Việt Nam. Để đem lại an ninh cho phía tây Gia Thành, triều đình
Huế phái ba người anh em họ Huỳnh hướng dẫn quân mã đến Tây Ninh vì
hai vị nữa không rõ họ tên.