Nay về theo thể cực lòng vưng
Dấu nanh bởi mắc trong lòng sắt
Hổ mặt vì mang tiếng chúa rừng
Dây sắt luống đeo mình khó nhọc
Tấm da thà để tiếng oan ưng
Hỏi Ông có nhớ rừng xưa tá !
Chẳng nhớ mà sao mắt ngỏ chừng,
Từ đây các tao nhân mặc khách đều mượn vần thơ để thức tỉnh dân
chúng đứng lên chống Pháp và Quốc Biểu có tham gia vào các tổ chức cách
mạng của Nguyễn An Ninh.
Than ôi ! Mộng lớn chưa thành, bịnh ác nghiệt lại vướng vít vào thân,
làm cho ông phải tạm lìa các đồng chí
,
xếp rương vũ trụ quảy bầu thao lược
về ẩn thân nơi Tây Ninh vào năm 1922.
Về đến Tây Ninh, ông dưỡng bệnh trong nửa năm, thỉnh thoảng các
đồng chí lên thăm và mỗi lần có khách đến viếng ông là mỗi lần làm cực
lòng ty mật thám ngày đêm tuần du cẩn mật.
Ông có mua một vuông đất nơi Suối Độn (đường đi núi Bà) và cất một
túp lều tranh giữa rừng suối hoang vắng, vẫn nuôi một chí lớn, ngày ngày
trồng rau cải cho nhà cầm quyền đừng để ý tới, nhưng nhiều đêm đều có
cuộc hội họp giữa các văn nhân Sài Gòn, nhất là cụ Nguyễn An Ninh
thường tới lui giữa đêm khuya giá rét.
Lúc bấy giờ có nhà cư sĩ cách mạng danh hiệu là Nhứt Thiện cùng ông
lên Đảnh Bạc (núi Bà Đen) cất am giả mượn giọt nước dương chi, câu kinh
bôi điệp dứt bỏ cuộc đời để cho người Pháp không còn hoài nghi, nhưng
trong thâm tâm là để cử đồ đại sự (hiện nay vẫn còn cây trái sum sê của hai
ông có công trồng tỉa).
Ty mật thám lại sai người giả khách thập phương đến đây viếng cảnh,
thấy thế Quốc Biểu bèn vào nơi Gò Chẹt một cù lao tư bề nước chảy, cũng
một định hướng là mượn lấy vần thơ để cổ động phong trào chống Pháp.