TÂY SƠN BI HÙNG TRUYỆN - Trang 24

là núi Nghiên.
- Vì sao gọi là núi Bút và núi Nghiên?
- Vì hòn núi Trưng Sơn ở bên tả cao hơn và nhọn như một ngòi bút viết lên
trời nên dân gian thường gọi là núi Bút. Còn hòn Hợi Sơn ở bên hữu gọi là
núi Nghiên vì trên đỉnh có một hồ nước vừa rộng vừa sâu quanh năm trong
vắt không bao giờ cạn như là một nghiên mực vậy.
Quách Đại lại chỉ xuống ba hòn núi nhỏ dưới chân Hoành Sơn hỏi:
- Có ba hòn núi kia tên gọi là gì?
- Ba hòn núi nhỏ ấy, một hòn giống hình quả chuông nên gọi là Chung Sơn,
một hòn giống hình quả ấn nên gọi là Ấn Sơn, một hòn thấp và dài kia
giống hình thanh gươm nên gọi là núi Kiếm Sơn.
Quách Đại mừng quá vỗ tay nói lớn:
- Long huyệt chính là nằm trong núi Hoành Sơn này đó!
Hồ Nhạc nghi ngờ hỏi:
- Sao thầy dám quả quyết long huyệt nằm trong núi Hoành Sơn?
- Ân nhân không thấy sao? Núi Hoành Sơn này bên tả thì có Bút mà bên
hữu thì có Nghiên để cho vua viết chiếu chỉ. Trước mặt thì có chuông để
đánh gọi bá quan đến chầu. Lại có ấn kiếm định vị ngôi vua. Vậy núi
Hoành Sơn này không phải là Bệ Rồng thì là gì nữa?
Nói xong quày quả ra về. Đến nhà Hồ Nhạc, Quách Đại cáo từ nói:
- Nay tôi phải về bên Quảng Đông, ít lâu nữa lại sang. Từ xưa ở xứ này hẳn
có người biết đây là long địa nên mới đặt các hòn núi này tên là Nghiên,
Bút, Chuông, Ấn, Kiếm. Biết long địa là việc dễ, biết long huyệt mới là
việc khó. Chỉ mình tôi là biết long huyệt mà thôi.
Nói rồi bái biệt ra đi.
Ít lâu sau Quách Đại quay lại nhà Hồ Nhạc, mang theo một chiếc tráp ngoài
bọc lụa điều lúc nào cũng kè kè bên mình. Nhạc biết ấy là hài cốt của song
thân Quách Đại, hỏi rằng:
- Thầy đến đây đã ba ngày sao không đem hài cốt ấy mà táng vào long
huyệt?
Đại cười đáp:
- Vũ trụ biến hoá đều nằm trong vòng của Âm, Dương, Ngũ hành cả. Khi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.