Hiến tò mò hỏi:
- Cháu hãy nói xem những đường ấy là đường gì? Nếu nói hay ta sẽ
thưởng.
Bấy giờ cậu bé chỉ tay lên núi hỏi Hiến:
- Núi non cỏ cây sầm uất đều xanh thẫm một màu, vậy còn vùng núi màu
xanh lợt kia là gì ông có biết không?
Hiến cười đáp:
- Ấy là trảng cỏ tranh bị cháy rồi nảy mầm non nên có màu xanh lợt. Việc
ấy có gì mà không biết.
Cậu bé nói:
- Nai, mang, mển trong rừng thường đến vùng cỏ mới cháy để ăn mầm non,
nên cháu vẽ đường lên trảng cỏ tranh ấy cho phường săn của ông Đặng
Đồng Phụng đến bắt nai, mang.
Hiến hỏi:
- Cháu đã lên đấy chưa mà biết được đường?
Cậu bé lại cười to đáp:
- Nếu đã biết đường thì cần gì phải nhìn núi mà vẽ!
Hiến lấy làm lạ hỏi:
- Không biết đường sao vẽ được đường?
Cậu bé lại cười đáp:
- Cháu nhìn núi xem dốc đổ phía nào mà biết được dòng suối chảy vào mùa
mưa. Nước chảy tất phải trôi mất đất, mà không còn đất chỉ còn đá, tất cây
không mọc được. Tự nhiên nơi ấy sẽ thành đường đi trong rừng. Đó là cái
mà ngoài cháu ra kẻ mắt phàm không nhìn thấy được.
Hiến mừng rỡ reo lên:
- Đây thật là bậc kỳ tài trong thiên hạ. Quả nhiên đất Quy Nhơn địa linh
sinh nhân kiệt.
Đoạn Hiến hỏi cậu bé:
- Cháu tên gì? Nhà ở đâu?
- Cháu tên Võ Văn Dũng! Nhà ở Tây Sơn Hạ!
- Cháu có muốn làm học trò của ta chăng?
Văn Dũng hỏi lại Hiến: