TÂY SƠN BI HÙNG TRUYỆN - Trang 37

trong vườn bỗng nở thơm ngát nên thân phụ mới đặt tên chữ là Huệ, tên tục
là Thơm.
Hiến nghe tiếng nói của Huệ sang sảng như chuông, thất kinh nghĩ thầm,
thằng bé này về sau nhất định là bậc anh hùng quán thế, tài trùm thiên hạ
chứ chẳng phải là kẻ tầm thường.
Từ ấy Trương Văn Hiến giữ Huệ và Lữ ở lại nhà truyền văn thụ võ.
*
* *
Một hôm Trương Văn Hiến có việc đi ngang qua núi Hoành Sơn. Khi đến
chân núi, Hiến gặp một cậu bé trạc mười hai, mười ba tuổi đang ngồi hí
hoáy vẽ. Thỉnh thoảng cậu bé đứng dậy đăm đăm nhìn lên núi rồi lại ngồi
xuống chăm chú vẽ. Hiến lấy làm lạ đến gần hỏi:
- Cháu bé kia! Cháu vẽ gì thế?
Cậu bé đáp:
- Cháu vẽ núi!
Hiến nhìn vào bản vẽ cười to bảo:
- Vẽ núi thì phải có cỏ, có cây, có mây, có nước mới nên phong cảnh đẹp.
Hình vẽ của cháu chỉ có hình mấy dãy núi và quả núi, lại có mấy đường
ngoằn ngoèo dẫn lên núi thì cần gì mà quan sát kỹ lưỡng thế?
Cậu bé cũng cười to đáp :
- Cỏ cây mây nước của ông thì ai cũng nhìn thấy được, còn những đường
ngoằn ngoèo của cháu mắt phàm không thể trông thấy, nên cháu phải quan
sát kỹ lưỡng là do thế.
Hiến ngạc nhiên hỏi:
- Những đường ấy là đường gì mà mắt phàm không thể nhìn thấy được?
Cậu bé hỏi lại Hiến:
- Thế ông nhìn lên núi có thấy những đường ngoằn ngoèo như trong bản vẽ
của cháu chăng?
Hiến đáp:
- Ta chỉ thấy cỏ cây chứ làm gì có những đường ấy!
Cậu bé cười ngặt nghẽo nói:
- Ấy mắt ông cũng là mắt phàm vậy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.