Nhạc chạy theo quỳ trước mặt Hiến thưa:
- Xin ân nhân dừng bước. Tôi hiện còn một căn nhà trống ba gian, xin ân
nhân hãy về ở tạm. Tài văn võ của tiên sinh nếu mở trường dạy học thì
chẳng những đã có kế sinh nhai lại còn được người đời trọng vọng. Xin tiên
sinh chớ chối từ.
Hiến xúc động nói:
- Cảm ơn tấm thịnh tình của anh. Nhưng ta từ phương xa đến đây, ai biết ta
thế nào mà cho con em theo học?
Nhạc đáp:
- Việc ấy xin tiên sinh chớ ngại. Tôi tuy tài hèn nhưng người quanh vùng
đều mến phục. Nay họ thấy tôi tôn tiên sinh làm thầy lo gì họ chẳng cho
con em theo học.
Hiến bèn theo Nhạc về nhà. Hôm sau Nhạc đến gặp Hiến nói:
- Tôi vốn phụ thân đã mất nên phải thay cha lo kế sinh nhai. Hiện còn hai
em trai, nay đem đến bái sư xin nhờ thầy giáo huấn.
Hiến nói:
- Anh khách sáo làm gì, hãy cho trẻ vào ra mắt.
Nhạc gọi hai em vào lạy chào. Nhạc trỏ hai em nói:
- Đây là Hồ Huệ, tên tục là Thơm tuổi mới mười ba, còn kia là Hồ Lữ tuổi
mới mười hai.
Hiến ngắm Lữ thấy tay chân vạm vỡ mặt mày hiền lương chân chất lòng rất
cảm thương, lại thấy Huệ tuy còn niên thiếu mà lưng hùm vai gấu, mặt
vuông tai lớn, mắt sắc như gươm, ánh nhìn như chớp thì lấy làm lạ bèn hỏi:
- Vì sao Huệ lại có tên tục là Thơm?
Nhạc bảo Huệ:
- Em hãy bẩm với thầy xem.
Huệ kính cẩn thưa:
- Bẩm thầy, con nghe thân mẫu kể rằng lúc lâm bồn sanh con, hoa huệ