hướng về nhà Lê mà ánh hào quang Lê Lợi - Nguyễn Trãi suốt từ cuộc
kháng chiến chống giặc Minh đầu thế kỷ XV vẫn còn tỏa sáng. Thu phục
lòng dân đã khó, nhưng chiến thắng được hai thế lực phong kiến Nguyễn -
Trịnh còn ngàn lần khó hơn. Vậy mà “Bốn lần vào Nam truy chúa Nguyễn;
Ba lần ra Bắc diệt vương tông” với những trận đánh thần kỳ; rồi trận Rạch
Gầm lừng danh phá năm vạn quân Xiêm, trận thắng Pháp đầu tiên trong
lịch sử - đốt tàu chiến Pháp do Bá Đa Lộc trợ giúp cho Nguyễn Phúc Ánh,
và kỳ diệu nhất là trận đại phá 20 vạn quân Thanh, đánh bại ý đồ xâm lược
của ngoại bang phương Bắc… thì quả là một thiên tài quân sự tầm cỡ thế
giới. Với tài năng và đức độ của Nguyễn Huệ, ông đã tập hợp quanh mình
hàng loạt nhân vật kiệt hiệt nhất thời ấy, về văn có Trương Văn Hiến, Ngô
Thì Nhậm, Trần Văn Kỷ, Nguyễn Thung, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp…,
về võ hàng loạt các đại tướng kiệt hiệt mà tên tuổi mãi lưu truyền sử sách
như vợ chồng Trần Quang Diệu – Bùi Thị Xuân, Đặng Văn Long, Đặng
Xuân Phong, Đặng Xuân Bảo, Nguyễn Văn Tuyết, Phan Văn Lân, Ngô Văn
Sở, Võ Văn Nhậm, Vũ Văn Dũng, Võ Đình Tú… (Nhân đây xin lưu ý các
nhà lịch sử và các cấp chính quyền thành phố Hà Nội nên đổi lại tên phố
Đặng Tiến Đông (ở bên gò Đống Đa) thành phố Đặng Văn Long, vì trong
chính sử cũng như trong tiểu thuyết Tây Sơn bi hùng truyện của Lê Đình
Danh không hề nhắc đến Đặng Tiến Đông mà chỉ có tên Đô đốc tài danh
Đặng Văn Long).
Với Nguyễn Phúc Ánh (hay Nguyễn Ánh) dưới ngòi bút của Lê Đình Danh,
cũng hiện lên như một anh hùng kiệt hiệt, 12 tuổi đã theo Võ vương Nguyễn
Phúc Khoát “chống giặc Tây Sơn”, 16 tuổi khi quân Tây Sơn truy đuổi
chúa Nguyễn ra cửa Hàm Luông, chúa Nguyễn Phúc Thuần bị chết, chỉ còn
duy nhất tiểu võ tướng Nguyễn Phúc Ánh một mình một thuyền đưa mẹ và
em gái chạy trốn khỏi sự truy sát của Bùi Thị Xuân mà Nguyễn Phúc Ánh
được bảo toàn mạng sống, trở thành chủ soái gánh vác cả cơ đồ nhà
Nguyễn đang tưởng chừng tan thành mây khói dưới sự truy đuổi quyết liệt
của Nguyễn Huệ. Ở nhân vật này có dáng dấp của một tiểu Tào Tháo, đa
mưu, túc kế, gian hùng. Từ một tiểu võ tướng, trở thành Nguyễn Vương, có
lúc trong tay chỉ có vài trăm quân, phải lẩn trốn sang Xiêm quốc, rồi các