TÂY SƠN BI HÙNG TRUYỆN - Trang 9

đảo Phú Quốc, Thổ Chu, Côn Đảo, Nguyễn Phúc Ánh đã dần dần củng cố
lại thế lực nhà Nguyễn, thu phục dưới trướng mình nhiều tướng tài như
Nguyễn Huỳnh Đức, Tống Việt Phước, Tống Viết Khuông, Châu Văn Tiếp,
Lê Chất, Lê Văn Duyệt, Võ Tánh, Ngô Tùng Châu, Đặng Đức Siêu…

Nhưng phải đến khi người anh hùng kiệt xuất Nguyễn Huệ bị gian thần Bùi
Đắc Tuyên hãm hại, thì Nguyễn Phúc Ánh mới xoay chuyển được thế cờ.
Cuộc trả thủ hèn hạ của Gia Long Nguyễn Ánh đối với hài cốt của Nguyễn
Huệ và các bộ tướng Tây Sơn mãi mãi là vết nhơ trong lịch sử.

Tây Sơn bi hùng truyệnthu hút người đọc không chỉ ở tư liệu lịch sử
phong phú, kiến văn dồi dào, mà còn ở bút pháp dựng truyện, xây dựng
nhân vật khá thành công. Ngoài hai nhân vật Nguyễn Huệ, Nguyễn Phúc
Ánh, hàng loạt các nhân vật thuộc các phe Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn và cả
các tướng Mãn Thanh đều được tác giả phác họa khi thì bằng một vài chi
tiết đặc sắc, khi kỳ công dẫn dắt qua hàng loạt các sự kiện, mối quan hệ
đan xen phức tạp, ví như các nhân vật Ngô Thì Nhậm, Ngọc Hân công
chúa, Nguyễn Hữu Chỉnh, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Đặng Văn
Long, Nguyễn Văn Tuyết, Ngô Văn Sở, Vũ Văn Nhậm, Võ Tánh, Bùi Đắc
Tuyên, Lê Văn Duyệt, Đặng Trần Thường, Vũ Tâm Can v.v…

Đọc sách, mà như được xem một cuốn phim lịch sử đầy bi thương hùng
tráng, được xúc động, yêu thương với người anh hùng Tây Sơn Nguyễn
Huệ. Giá như, với công nghệ điện ảnh hiện thời, Tây Sơn bi hùng truyện
được đưa lên màn bạc, tin rằng con em chúng ta sẽ thêm một lần được học
những bài học lịch sử sống động, và mỗi chúng ta sẽ càng thêm yêu thương
đất nước, cội nguồn
.

Hà Nội, 28-8-2005.

Nhà văn Hoàng Minh Tường.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.