- Việc lớn như vậy tại sao Bệ hạ không cho chúng thần hay, lại âm thầm
giết chết Lê Trung rồi sai người vào giết Thái tử Bảo và Lê Chất. Lê Chất
hàng giặc là do Bệ hạ dạ dồn công thần vào bước đường cùng đó. Nếu Lê
Trung có bụng làm phản thì cần gì phải về kinh phục mệnh cho Bệ hạ giết
đi. Phải chi lúc ấy Bệ hạ sang suốt nghe lời Lê Trung và cho chúng thần
hay thì đã bắt được Phúc Ánh rồi. Thật uổng cho cơ hội ngàn năm có một.
Đã không phá được giặc lại giết hai trung thần - Đoạn Diệu lại gào to lên
rằng - Tiên đế ơi là Tiên đế! Hãy sống lại mà coi người kế tục sự nghiệp
của Tiên đế đây này!
Cảnh Thịnh thấy Diệu đau thương như vậy đâm cuống lên, Vừa lúc Bùi Thị
Xuân vào tới, Cảnh Thịnh cầm tay Xuân nói:
- Trẫm đã biết lỗi! Trẫm đã biết lỗi! Chị Xuân hãy xin anh Diệu bỏ quá
cho!
Diệu vẫn chưa nguôi hỏi Cảnh Thịnh rằng:
- Ai đã xui Bệ hạ giết Lê Trung.
Cảnh Thịnh đáp liền:
- Ấy chính là Vũ Tâm Can.
Diệu thét:
- Võ sĩ đâu! Lôi Vũ Tâm Can ra chém!
Võ sĩ xông vào trói Vũ Tâm Can. Không chút sợ hãi Can cười lớn mấy hồi.
Diệu gằn giọng hỏi:
- Ngươi cười gì?
Can nín cười đáp:
- Ngày trước Nguyễn Nhạc giết chết cha ta. Ta tự hứa sẽ phá nát nhà Tây
Sơn để trả thù. Nay dù có chết cũng không ân hận.
Diệu lại thét:
- Lôi nó ra ngoài chém làm ba khúc!
Võ sĩ lỗi Can đi rồi, Cảnh Thịnh khóc nói:
- Việc đã lỡ rồi, nay Quy Nhơn đã mất về tay giặc. Vậy các vì tướng quân
tính thế nào?