kính phục, nhưng trước sự việc vẫn không tránh được nghi
kỵ, bởi nhìn bát cháo
chẳng khác cháo thường là mấy, có phần nhạt nhẽo hơn
nhiều. Ở nhà giả sử có
ăn cháo thì phải là nấu cháo bào ngư, long tu, thập cẩm,
nếu không cũng là cháo
thịt, cháo cá chứ có mấy khi mà ăn cháo bạch chúc! Mà đây
còn loãng hơn bạch
chúc, thế mà lại bảo pháp nhũ đề hồ thì kể cũng kỳ! Nhưng
cũng gắng gượng
húp thử một húp xem sao? Gọi là chiều lòng hòa thượng.
Nhưng lạ thay, hai người húp thử một húp mà thấy hương vị
thanh mát lạ
lùng, và nước cháo chảy đến đâu như một dòng nước trong
làm cho sảng khoái
tâm thần. Thế là hai vị viên ngoại húp một mạch hết cả tô
cháo, lại chìa cái bát
xin thêm.
Lúc ấy khách hàng trong quán cũng kha khá đông, ai nấy ăn
uống ngon
lành coi bộ vô cùng thích thú. Tế Điên cười bảo hai người:
- Thôi chứ ! Nếm món bần hàn gọi là để biết, còn phải làm
phúc, ai lại
thấy ngon mà cứ húp hoài sao tiện?
Tô, Triệu đồng cười rộ. Tô Bắc Sơn thắc mắc hỏi:
- Gạo nấu cháo đây chỉ là một thứ gạo rất thường do chúng
tôi cung cấp
làm sao sư phụ nấu ngon lành vậy?
Tế Điên cười:
- Bí mật ! Bí mật nhà nghề, các vị là tại gia phú quý biết thế
nào cái
phương pháp nấu cháo ngon của nhà nghèo. Nhưng có chịu
cái vị cháo ngon của
nhà nghèo không?
- Bạch, thú vị lắm ạ!
- Ấy, nghèo có cái sướng của phận nghèo, món bạch chúc