Lan áp mặt vào ngực ông Vỹ thút thít, còn ông Vỹ thì xoa đầu con gái dỗ
dành. Bác thấy hơi kỳ lạ với sự thân thiết đó, cậu cũng biết người Việt Nam
còn gì, đâu giống người nước ngoài. Nhưng, lúc đó bác nghĩ mình lạc hậu,
trình độ mình còn thấp, chưa tiếp cận được văn minh.
- Nhưng, chẳng phải tuổi ấu thơ của Hoàng Lan từng chịu sự ghẻ lạnh
của người cha đó sao?
- Chắc hồi đó Hoàng Lan còn nhỏ quá! Với lại ông Trịnh Vỹ đã hối hận
rồi. Cùng máu mủ ruột rà cả, cha con thì làm sao mà bỏ nhau được. Cô ấy
mất mẹ rồi, chỉ còn ông Vỹ là người thân duy nhất thôi.
- Có lần nào trong lúc uống rượu với bác, ông Trịnh Vỹ nói về con gái
mình không ạ?
- Tất nhiên là có rồi Khôi Nguyên. Lần nào ông ấy cũng khen con gái
của mình xinh đẹp giống mẹ. Ông ấy tâm sự, mỗi lần nhìn thấy Hoàng Lan
là giống như nhìn thấy Thanh Mai. Rồi ông ấy khóc, trông ông ấy đau đớn,
dằn vặt lắm! Những lần như thế bác thường an ủi động viên ông Vỹ, hình
ảnh ông Vỹ lấy tay dụi mắt đã hằn sâu trong trí nhớ của bác. Ông ấy đau
khổ lắm đấy Khôi Nguyên à! Có lẽ ông ấy dằn vặt chuyện cũ, vì ông mà bà
Thanh Mai mới mất sớm, khiến Hoàng Lan phải mồ côi mẹ.
Sau cuộc nói chuyện với ông Ca Lạy, tôi lại đến nhà cô Thúy cùng với
mục đích điều tra về mối quan hệ của hai cha con ông Trịnh Vỹ. Kết quả,
cô Thúy cũng có nhận xét tương đối giống ông Ca Lạy. Tức là, tình yêu
thương của ông Trịnh Vỹ dành cho Hoàng Lan đối lập hoàn toàn với
khoảng thời gian, khi bà Thanh Mai còn sống. Sau khi, bà ấy qua đời, ông
Trịnh Vỹ bỗng thay đổi tính nết, trở nên yêu thương con gái khác thường,
cô Thúy cũng cho rằng, ông Trịnh Vỹ “kiểm soát” con gái hơi quá.
Điều đáng nói là bà Hiền, người từng sống chung một nhà với hai cha
con họ lại nhận xét khác. Theo như bà Hiền, tình yêu thương của ông Trịnh