THẦN THOẠI HY LẠP - Trang 216

cuộc sống của hạt lúa mì. Con người cứ thế sống, sinh sôi, nảy nở, con đàn
cháu đống cho đến khi con người từ giã cõi đời, con người trở về với đất,
sống trong lòng đất, biến thành đất. Từ đây con người đem cuộc sống của
mình nuôi dưỡng lại cỏ cây. Cây lúa mì, kẻ đã nuôi dưỡng loài người chúng
ta, đến lần được loài người chúng ta nuôi dưỡng lại. Và cứ như vậy sinh
sinh, hóa hóa tuần hoàn. Cái chết đối với con người là sự tiếp tục một cuộc
sống khác, một cuộc sống vẫn có ích cho đồng loại, một cuộc sống trả ơn trả
nghĩa lại, đền bù lại công lao của cây lúa mì cũng như các thứ cây cỏ hoa lá
khác. Như vậy cái chết chẳng có gì đáng sợ, đáng coi là chuyện khủng khiếp,
thảm họa. Tạo hóa là sáng tạo và biến hóa, biến hóa và sáng tạo mọi thứ cho
cuộc sống vĩnh hằng, bất diệt. Nhìn hạt lúa mì gieo xuống lòng đất hứa hẹn
một mùa gặt mới, con người cảm nhận thấy sự vĩnh hằng của đời sống, cuộc
sống trong đó có cuộc sống của mình.

Nhưng từ khát vọng này, khát vọng về sự vĩnh hằng, bất tử của con

người - của giống loài nói chung như là sự kế tiếp của các thế hệ - đã chuyển
biến thành khát vọng về sự vĩnh hằng, bất tử của con người-cá nhân. Chế độ
chiếm hữu nô lệ ở Athènes trong thế kỷ V TCN đã phát triển mạnh mẽ, đạt
được những thành tựu lớn trong lĩnh vực kinh tế. Tiểu công nghiệp, thủ công
nghiệp, thương nghiệp phát triển. Trong quan hệ của một nền kinh tế tư hữu,
sự phát triển đó đã phân hóa cư dân thành những người giàu và người nghèo,
làm lỏng lẻo hoặc tan rã những mối liên hệ chặt chẽ của truyền thống và gia
đình thị tộc phụ quyền. Cá nhân con người tách ra khỏi những quan hệ cộng
đồng nguyên thủy vốn xưa kia là chất keo gắn bó con người lại với nhau.
Trên cơ sở của sự biến đổi này trong xã hội đã nảy sinh ra sự biến đổi về
khát vọng, từ tập thể sang cá nhân như đã nói trên.

Mystère d’Éleusis từ đây bắt đầu truyền giảng, hứa hẹn với các tín đồ

về một cuộc sống hạnh phúc, vĩnh hằng đang chờ đợi cá nhân dưới âm phủ.
Cũng từ đây tập tục thờ cúng các vị nữ thần nông nghiệp bắt đầu đi chệch
hướng. Và sự chệch hướng càng xa hơn nữa: các nghi lễ phức tạp và nhiều
điều cấm đoán ra đời. Xưa kia trong ngày hành lễ Mystère d’Éleusis, phụ nữ
nô lệ và những người nước ngoài ngụ cư đều được quyền tham dự. Hơn nữa
ngày lễ hướng tới những người nghèo khổ nhất trong xã hội: phụ nữ nô lệ,
ban cho họ những niềm an ủi coi đó như một sự đền bù cho số phận thiệt
thòi của họ, giống như nữ thần Déméter đã ban phúc lợi cho tất cả mọi
người. Nhưng giờ đây khi xã hội đã có ý thức về sự phân biệt địa vị, đẳng
cấp thì truyền thống dân chủ, bình đẳng của thời xưa phải “địa vị hóa”,
“đẳng cấp hóa” theo xã hội để phản ánh cái thực tại xã hội và củng cố ý thức
xã hội.

Những cuộc khai quật khảo cổ học ở Éleusis thế kỷ XIX phát hiện

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.