THẦN THOẠI HY LẠP - Trang 34

nhau của huyền thoại là một mảnh đất đặc biệt thuận lợi cho thơ ca. Nhưng
đồng thời cũng có những nhà nghiên cứu đề cao huyền thoại quá mức như

Garaudy, thậm chí còn hơn cả Garaudy

33

. Có một loại ý kiến coi huyền thoại

như “người phát hiện ra những sức mạnh của nhân loại đã từng bị chèn ép”,
và ngày nay “... đứng trước mối đe dọa của khoa học và kỹ thuật, những sự
thất bại của nền văn minh đang bị giằng xé bởi lo âu và mâu thuẫn; (tất cả
những điều đó) cho phép con người ta nghĩ rằng cái lý trí hay suy luận (la
raison raisonnante) có thể cũng là một thói quen điên rồ khác và cũng là sự
tha hóa nguy hiểm. Vì thế, con người đã bị hạ thấp xuống quá nhiều. Giờ
đây cần phải để cho bản thân mình lắng nghe tiếng hát toát lên từ những cõi
sâu thẳm, tiếng niệm thần chú (l’incantation) của những sức mạnh ẩn tàng
khi bớt bận rộn và không lý thuyết dông dài nữa (verbiage...)”.

Thế là văn minh và khoa học kỹ thuật bị kết án như là một tai họa của

loài người, đã tha hóa con người, hạ thấp con người. Và cách giải trừ tai họa
ấy là quay về với huyền thoại, vì “tác phẩm của nhà thơ có thể xem như một

sự chiêu hồn (évocation), một sự kiếm tìm lại cái mythos đã mất...

34

Một quan điểm như thế rõ ràng đối với chúng ta thật xa lạ, khó thu

hút được sự đồng tình. Chúng ta tin ở nền văn minh nhân loại, chúng ta tin ở
khoa học kỹ thuật và tương lai của nhân loại. Nếu như có một nền văn minh
làm tha hóa con người, hạ thấp con người, một nền khoa học kỹ thuật đe dọa
con người thì cách sửa chữa những tệ nạn, khuyết tật ấy của nó hẳn rằng phải
nhắm ngay vào những quan hệ xã hội-kinh tế, quan hệ quyền lực-chính trị
vốn là cơ sở của nền văn minh đó và nền khoa học kỹ thuật đó vốn đang điều
hành nền văn minh đó và nền khoa học kỹ thuật đó... Kết tội cái lý trí hay
suy luận của con người thật là oan uổng cho lý trí của con người. Con người
đã là một động vật có lý trí thì làm sao nó lại không dùng lý trí của mình để
tư duy, để suy luận! Còn nếu thơ ca quay về với huyền thoại, nghĩa là quay
về với quá khứ để chiêu hồn, để tìm kiếm lại cái mythos đã mất thì chẳng
những không chống lại được sự tha hóa con người, hạ thấp con người; không
cứu vãn được nền văn minh, không ngăn ngừa được mối đe dọa của khoa
học kỹ thuật... mà rút cục cũng không kiếm tìm lại được cái mythos đã mất,
đúng hơn lại biến mình thành một thứ mythos!

Tai họa không phải ở ngọn lửa mà thần Prométhée đã ban cho loài

người, ngọn lửa là ngọn nguồn của văn minh và khoa học kỹ thuật, ngọn lửa
của tư duy và lý trí, ngọn lửa sinh ra niềm hy vọng luôn bập bùng cháy trong
trái tim con người. Tai họa là ở những vị thần trong cõi trần điều hành nền
văn minh ấy, nền khoa học ấy để chống lại loài người.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.