Nhà nghiên cứu M.I. Shakhnovich (Liên Xô cũ) tổng kết hiện có hơn 500
định nghĩa về huyền thoại
.
Còn nhà bác học Tenase, một chuyên gia lỗi lạc về lịch sử văn hóa,
Viện trưởng Viện Triết học của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Rumani
cho chúng ta biết: “... Huyền thoại là một hiện tượng văn hóa hết sức phức
tạp, chính vì vậy rất khó có một nghĩa sao cho bao quát được mọi kiểu mẫu
(type) và chức năng của huyền thoại trong tất cả các xã hội thượng cổ (công
xã nguyên thủy) và xã hội truyền thống (phương thức sản xuất châu Á...)”
Chính vì lẽ đó nên ngày nay khái niệm huyền thoại cũng được sử
dụng với tính đa nghĩa của nó. Khi thì huyền thoại được hiểu là một câu
chuyện hoang đường, phi lý, không đúng với sự thật (huyền thoại về sức
mạnh vô địch của không lực Hoa Kỳ), khi thì được hiểu là một chiến công
kỳ diệu, một năng lực sáng tạo phi thường, phong phú, bay bổng, đa nghĩa,
giàu sức tưởng tượng-biểu hiện (Hãy sáng tạo những huyền thoại mới trên
đất nước chúng ta, thơ ca-huyền thoại, tiểu thuyết-huyền thoại, huyền thoại
mới ở sông Đà...)
Vấn đề huyền thoại trong nửa đầu thế kỷ XX chỉ là vấn đề của lĩnh
vực nghiên cứu, lý luận folklore học, thần thoại học, dân tộc học nhưng bước
sang nửa sau thế kỷ XX đã trở thành vấn đề lý luận mỹ học, lý luận sáng tác.
Người đầu tiên đưa vấn đề huyền thoại vào lý luận sáng tác, mỹ học một
cách ồn ào, nhiệt liệt là Garaudy, một nhà triết học người Pháp. Trong cuốn
Chủ Nghĩa Marx Thế Kỷ XX
, Garaudy đề cao huyền thoại tới mức dường
như là đỉnh cao, là thành quả tuyệt vời nhất của năng lực sáng tạo của nhân
loại... Ông chỉ nhìn thấy ở huyền thoại, trong huyền thoại, chứa đựng những
gì tốt đẹp nhất, tích cực nhất của trí tuệ loài người. Từ đó, ông kêu gọi phải
sáng tạo huyền thoại, vì huyền thoại chẳng những phản ánh cái đã qua, cái
hiện tại, mà còn tiên báo tương lai... Những ý kiến cúa Garaudy như vậy là
đã thoát ly khỏi quan điểm lịch sử và xem xét vấn đề huyền thoại một cách
phiến diện. Chúng ta có thể tiếp thu, học tập những gì gọi là tích cực, những
biện pháp kỹ thuật có hiệu quả gây xúc động thẩm mỹ mạnh mẽ của huyền
thoại, nhưng như thế không có nghĩa là chúng ta phải quay trở lại với tư duy
huyền thoại và nền văn học của thế kỷ XX chỉ có thể đạt được những thành
tựu vĩ đại khi nó đặt cho bản thân mình nhiệm vụ sáng tạo huyền thoại. Hơn
nữa, trong thực tế không phải bất cứ câu chuyện huyền thoại nào cũng có giá
trị tích cực và một sức khái quát, tượng trưng-biểu hiện như nhau...
Trong cuộc hội thảo quốc, tế tổ chức hai năm một lần, lần thứ năm về
chủ đề thơ ca và huyền thoại tổ chức ở Knokke
, Vương quốc Bỉ 1961,
những nhà nghiên cứu đã chỉ ra tính chất mơ hồ, tính chất song nghĩa đối lập