THẦN THOẠI HY LẠP - Trang 31

đó của Marx là sự tiếp thu những thành tựu của những nhà nghiên cứu tiền
bối hoặc cùng thời, từ anh em Grimm đến Morris, Schelling [Friedrich
Wilhelm Joseph Schelling (1775-1854): nhà triết học duy tâm người Đức],
và nâng cao lên trên những quan điểm triết học của mình. Đương nhiên
những ý kiến của Marx và Engels chỉ giải quyết một mặt nào đó rất cơ bản
của huyền thoại chứ không phải là toàn diện và hệ thống, bởi vì, như chúng
ta đã biết, hai ông không phải là những nhà folklore học hoặc dân tộc học.

Thế kỷ XX với những thành tựu lớn lao của những ngành khảo cổ

học, dân tộc học, folklore học... đã tạo dựng nên một bức tranh hết sức
phong phú và cực kỳ phức tạp của lý thuyết thần thoại. Những công trình
nghiên cứu khổng lồ của nhiều nhà bác học trên thế giới đặt ra nhiều vấn đề
mới. Trong số những nhà nghiên cứu nửa đầu thế kỷ XX, trước hết ta phải kể
đến nhà folklore học người Anh James George Frazer (1854-1941). Ông viết
một bộ sách gồm 12 tập mang tên Nhành lá vàng (Le Rameau d’or). Với
công phu điều tra, sưu tầm tỉ mỉ, miêu tả cụ thể, bộ sách của ông trước hết là
một kho tư liệu khổng lồ. Ông cho rằng ma thuật, tôn giáo và khoa học là ba
giai đoạn kế tiếp nhau đóng vai trò làm cơ sở cho sự hình thành và phát triển
của thế giới quan con người. Huyền thoại, theo ông, cũng nằm trong hành
động ma thuật. Thiếu sót lớn nhất của tác giả là đã nhìn nhận mọi hiện tượng
không trên quan điểm lịch sử. Sự khảo sát của tác giả đã không phân biệt
được các kiểu loại huyền thoại hình thành trong những xã hội khác nhau vào
những thời điểm khác nhau. Tiếp đến là những công trình nghiên cứu của

Wilhelm Wundt, một nhà bác học Thụy Sĩ

26

. Ông tự đặt cho mình nhiệm vụ

xây dựng một khoa học về “tâm lý các dân tộc”. Cống hiến của ông là đã
nghiên cứu Hy Lạp với quan điểm tâm lý-xã hội học, chỉ ra sự liên hệ, gắn
bó của huyền thoại với những xúc cảm trong đời sống, với những sự “kích
động mạnh”. Ông coi huyền thoại như sự thể hiện những ảo tưởng vô thức
của con người nguyên thủy. Đối lập với lý thuyết của Wundt là lý thuyết tư
duy nguyên thủy của nhà dân tộc học người Pháp Lévy-Bruhl (1857-1939).
Ông là môn đệ của trường phái xã hội học-thực chứng của nhà xã hội học
người Pháp Emile Durkheim (1858-1917). Tiếp tục phát triển những kiến
giải của Frazer và Wundt, Lévy-Bruhl nêu lên luận điểm: tư duy nguyên
thủy là nguồn gốc của huyền thoại. Tư duy này có một quy luật đặc biệt là sự
“cùng tham dự” (hiện diện). Nó là tư duy tiền logic, tư duy của tập thể người
nguyên thủy. Về cuối đời ông từ bỏ quan điểm cho rằng tư duy nguyên thủy
tiền logic là một trình độ phát triển tất yếu của lịch sử. Và ông đã bổ sung
đính chính lại rằng tư duy nguyên thủy và tư duy logic cũng tồn tại đồng thời
với nhau. Ảnh hưởng của Lévy-Bruhl trong nửa đầu thế kỷ XX rất lớn.

Một lý thuyết giải thích huyền thoại khá kỳ khôi là lý thuyết phân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.