THẦN THOẠI HY LẠP - Trang 30

Edward Tylor (1832-1917), nhà triết học tiến hóa luận người Anh Herbert
Spencer (1820-1903), Friedrich Lenger... Một lý thuyết được phát triển hết
sức rộng rãi và thu hút được khá nhiều sự đồng tình của giới nghiên cứu là lý
thuyết ngữ văn-lịch sử. Các nhà nghiên cứu theo trường phái này như
Udơnơ, Mônlendơrphơ, V. Belinsky, Giebelep, L. Tolstoy... đã vận dụng
phương pháp phân tích ngôn ngữ văn học vào việc nghiên cứu huyền thoại.
Nhìn chung những lý thuyết thần thoại nói trên xét về chi tiết và cục bộ có
những điểm có thể chấp nhận được, nhưng xét về toàn bộ, về cơ bản thì
những lý thuyết đó không đủ sức thuyết phục khoa học. Về lập trường, quan
điểm, phương pháp nghiên cứu của những nhà khoa học thuộc các trường
phái lý thuyết nói trên tuy có khác nhau nhưng lại có một quan điểm chung
nhất giống nhau là tất cả đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của trào lưu triết học
thực chứng hoặc xã hội học-thực chứng luận.

Một nhà nghiên cứu thần thoại trong thế kỷ XIX mà chúng ta không

thể không nhắc đến là Bachofen, người Thụy Sĩ. Mặc dù ông chưa thoát khỏi
quan điểm duy tâm thần bí coi tôn giáo như động lực quyết định tiến trình
lịch sử thế giới như những kiến giải của ông về huyền thoại Oreste giết mẹ
để trả thù cho cha và được xử trắng án như là một huyền thoại phản ánh cuộc
đấu tranh thắng lợi của chế độ mẫu quyền là hoàn toàn xác đáng. Cách giải
thích của ông đã gắn huyền thoại vào một bối cảnh lịch sử xã hội cụ thể, một

trình độ phát triển nào đó của lịch sử-xã hội nhân loại

25

.

Cống hiến có ý nghĩa lớn lao đối với lý thuyết huyền thoại là những ý

kiến của K. Marx và F. Engels. Những ý kiến của Engels viết trong lời tựa
cuốn Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu, và của nhà nước đã giải
thích huyền thoại bằng quan điểm duy vật lịch sử và biện chứng. Những ý
kiến của Marx trong cuốn Góp phần phê phán chính trị-kinh tế học đã nêu
cho chúng ta thấy ý nghĩa lịch sử của huyền thoại: huyền thoại như một hình
thái ý thức xã hội đã phản ánh thực tại (tự nhiên và xã hội) với tất cả bản
chất năng động của ý thức con người. Marx chỉ ra rằng cái hay, cái đẹp, cái
kỳ lạ, huyền diệu của thần thoại là sản phẩm của một hoàn cảnh xã hội trong
đó có những điều kiện tất yếu đẻ ra huyền thoại. Đó là trình độ hết sức thấp
kém của sản xuất, tri thức khiến cho con người sống gần như phụ thuộc vào
tự nhiên, không giải thích được những hiện tượng tự nhiên và xã hội diễn ra
trong đời sống hàng ngày. Và khi con người không có khả năng giải thích,
khống chế những sức mạnh tự phát của tự nhiên và xã hội bằng năng lực
thực tế, khoa học kỹ thuật, thì nó giải thích và khống chế những sức mạnh đó
bằng những ảo tưởng thần thoại. Như vậy, Marx đã coi huyền thoại như
“một hình thức chiếm lĩnh thực tại, chiếm lĩnh bằng trí tưởng tượng dân
gian, bằng sự chế biến đi một cách nghệ thuật-không tự giác”. Những ý kiến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.