THẦN THOẠI HY LẠP - Trang 28

dựng một cách có lập luận và có phương pháp hơn. Những nhà triết học của
thời kỳ Hy Lạp hóa trong khi đánh giá những câu chuyện cổ tích, truyền
thuyết là sự thể hiện những quá trình lịch sử hoặc tự nhiên đã đặt ra vấn đề
mới về tương quan giữa huyền thoại với thực tại. Nhìn chung, có thể tóm tắt
những lý thuyết về huyền thoại trong thời kỳ cổ đại thành ba loại:

1 - Loại thứ nhất cho rằng huyền thoại là sự phản ánh những

hiện tượng tự nhiên hoặc tinh thần, đạo đức bằng hình thức tượng
trưng và ám dụ.

2 - Loại thứ hai cho rằng huyền thoại chỉ là sự tưởng tượng

dông dài, tùy tiện, vô tích sự của các nhà thơ, hoặc chỉ là sự lừa bịp
có ý thức của những người làm nghề tôn giáo, những viên tư tế.

3 - Loại thứ ba cho rằng huyền thoại là lịch sử của những

nhân vật kiệt xuất từ thời cổ xưa sau khi được thần thánh hóa (lý

thuyết của Évhémère)

24

. Sau này khi Thiên Chúa giáo ra đời, lý

thuyết của Évhémère đã được Giáo Hội sử dụng để chống lại những
dị giáo - đa thần.

Đối với những nhà triết học cổ đại, nhìn chung huyền thoại không

được thừa nhận; các nhà duy vật đã đành, nhưng ngay đến cả những nhà triết
học duy tâm tin vào việc có một nguyên lý tinh thần tồn tại bên ngoài thế
giới vật chất, cũng gạt bỏ huyền thoại.

Thời Trung Cổ, Thiên Chúa giáo là hệ tư tưởng thống trị, huyền thoại

Hy Lạp bị kết án, các vị thần Hy Lạp bị coi như là quỹ dữ, đối lập với vị thần
đích thực, chân chính, duy nhất là Chúa Cứu Thế.

Thời đại Phục Hưng, với phong trào khôi phục lại gia tài văn học cổ

đại, huyền thoại Hy Lạp trở thành một lãnh vực trí thức cần thiết đối với con
người có học vấn của thời đại. Huyền thoại Hy Lạp một lần nữa trở thành vật
liệu của văn học nghệ thuật, cung cấp cho các nhà văn, thơ, nhà kiến trúc,
điêu khắc, hội họa một nguồn đề tài và cảm hứng vô tận để sáng tạo nên
những tác phẩm nghệ thuật mà cho đến nay nhiều tác phẩm đã trở thành giá
trị vĩnh cửu của nền văn minh nhân loại.

Không riêng gì huyền thoại cổ đại, huyền thoại Thiên Chúa giáo

cũng trở thành một kho tàng vật liệu cho sáng tác văn học nghệ thuật. Tuy
nhiên điều khác nhau là ở chỗ: huyền thoại Thiên Chúa giáo nằm trong đức
tin nghiêm ngặt của tôn giáo, còn huyền thoại cổ đại nằm trong lĩnh vực văn
học nghệ thuật. Và hai huyền thoại vốn đối lập nhau về cơ bản này, vì lẽ đó,
có thể cùng tồn tại trong hòa bình. Công cuộc nghiên cứu huyền thoại cổ đại
chỉ đến thời đại này mới bắt đầu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.