THẦN THOẠI HY LẠP - Trang 27

Những tác phẩm này ra đời vào quãng thời gian từ cuối thế kỷ VI-V TCN,
phần lớn chúng đều bị thất lạc, hiện nay chỉ còn lưu giữ được những đoạn rời

rạc. Thế kỷ III TCN, Ératosthène thành Cyrène

22

viết cuốn Biến thành các

ngôi sao (tiếng Hy Lạp: Katasterimoi) ghi chép lại chuyện các anh hùng sau
khi chết được thần thánh biến thành những ngôi sao. Cũng từ thế kỷ III TCN
ra đời các bản sưu tầm, (collections), thực chất là các bản tóm tắt những
huyền thoại mà cho đến nay chúng ta còn lưu giữ được chút ít. Đầu thế kỷ II
TCN, Nicandre, một nhà văn La Mã, trong một tuyển tập văn xuôi mang tên
Biến hóa (Métamorphoses) đã ghi lại nhiều chuyện thần thoại! Chính tác
phẩm này đã là ngọn nguồn trực tiếp của tập trường ca Biến hóa của Ovide
kể trên. Vào nửa sau thế kỷ II TCN ra đời cuốn Tủ sách (Bibliothèque) của
Apollodore, một nhà ngữ văn học của thành Athènes. Cuốn Tủ sách biên tập
lại các huyền thoại, truyền thuyết từ thủa khai thiên lập địa cho đến sau cuộc
Chiến tranh Troie, chia các huyền thoại ra thành từng hệ lớn. Theo các nhà
nghiên cứu, tác phẩm này không phải đích thực của Apollodore mà có lẽ của
một tác giả nào đó ở vào thế kỷ I viết lại theo một bản tóm tắt nào đó. Thần
thoại trong tác phẩm này chỉ còn là một xác ướp khô quắt, lạnh ngắt. Nhìn
chung khuynh hướng của những người ghi chép, biên tập lại huyền thoại
(mythographe) là muốn dựng lại huyền thoại theo một trật tự thống nhất,
muốn cố định hóa huyền thoại và chuẩn mẫu hóa huyền thoại. Song công
việc của họ không thành tác phẩm quý nhất đối với khoa thần thoại. Miêu tả
nước Hy Lạp
(Description de la Grèce) của Pausanias viết vào nửa đầu thế
kỷ II TCN. Giá trị tư liệu của cuốn sách rất lớn. Nhiều truyền thuyết địa
phương được ghi lại cho chúng ta một bức tranh trung thực về folklore về
các biến thể của nó. Tuy còn nhiều địa phương ở Hy Lạp mà tác phẩm không
nói đến, song nhờ vào những bản bình luận, chú giải (scholies) của các nhà

học giả thuộc nền văn học Byzance

23

mà khoa thần thoại học có thể bổ sung

nhiều điều cần biết.

Những tài liệu biên khảo (scholies) của hai học giả Johannès và

Issaac Tzétzès cung cấp cho khoa học rất nhiều sự kiện, trong đó có một số
thuộc vào thời kỳ khá cổ, cho nên rất quý. Đó là tóm tắt và lược thuật những
nguồn tư liệu gốc của thần thoại Hy Lạp.

Những cuốn thần thoại Hy Lạp và từ điển thần thoại Hy Lạp mà

chúng ta sử dụng của các nhà Hy Lạp học Pháp hoặc Xôviết, Anh... trong
vốn sách của chúng ta đều biên khảo biên tập, phóng tác lại dựa trên những
nguồn tư liệu gốc này.

Lịch sử những lý thuyết về huyền thoại chỉ thực sự bắt đầu từ thời kỳ

Hy Lạp hóa (thế kỷ III TCN). Những cách giải thích này, khác với trước đó,
đã đóng vai trò đặt vấn đề, thể nghiệm cho những lý thuyết sau này được xây

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.