của các lực sĩ Hy Lạp, nghệ sĩ Hy Lạp, văn võ anh tài. Ngày hội lễ tôn giáo
cũng đồng thời là ngày thi đấu thể dục thể thao, thi biểu diễn nghệ thuật (Hội
Olympiques: thi thể dục thể thao, Hội Đionysos: thi diễn kịch). Tôn giáo-
thần thoại ở Hy Lạp gắn bó với những lễ nghi, lễ thờ cúng giàu tính chất thế
tục, nhân văn và thẩm mỹ như vậy
.
Ở Hy Lạp từ thần thoại cho đến tôn giáo đều không có những chuẩn
mực, quy phạm. Chính quyền và những người làm nghề tôn giáo không quy
định, cố định hóa tôn giáo-thần thoại thành những văn bản chuẩn mẫu. Tôn
giáo-thần thoại và văn học, nghệ thuật-thần thoại cùng “tồn tại hòa bình”.
Những bức tượng các vị thần đặt ở đền miếu trang nghiêm để thờ cũng là do
những nghệ sĩ sáng tạo, là kết quả của một cá tính sáng tạo tự do, của một
cảm xúc chân thực, nồng nàn, phóng khoáng chứ không phải là kết quả của
cảm xúc tiên định, siêu hình, phi cá thể của tôn giáo. Nó không bị quy định
bởi những chuẩn mẫu, khuôn phép, công thức như phong cách của những
bức tượng thờ của Thiên Chúa giáo hay Phật giáo sau này. Nó đa dạng, sinh
động, tươi tắn, lạc quan chứ không rầu rĩ, đau khổ, ưu tư, siêu thoát
. Và
cũng thật là thú vị khi ở đền Delphes, người ta vẫn thấy khắc câu châm ngôn
đầy tính triết lý-đạo đức của nhà triết học Socrate ở đầu hồi: “... Hãy hiểu
biết ngay bản thân mình...”
. Còn đền thờ ở khu vực Olympe thì đúng là
một cung văn hóa. Ngoài tượng thờ còn có tượng của các lực sĩ đã đoạt giải
vô địch trong các kỳ hội Olympiques.
Một đặc điểm nữa của tôn giáo-thần thoại Hy Lạp là ở mối quan hệ
trực tiếp của nó với văn học nghệ thuật. Nó chứa đựng trong bản thân mình
một thế giới folklore nhiều đến nỗi ta thật khó tách biệt rạch ròi đâu là
folklore (văn hóa dân gian), đâu là tôn giáo. Đúng hơn ta phải nói rằng nó
cũng là một hình thái folklore.
Tôn giáo-thần thoại không áp đặt đề tài cho văn học nghệ thuật,
không ép buộc văn học nghệ thuật phải minh họa cho hệ tư tưởng của mình,
có nghĩa văn học nghệ thuật không bị biến thành đầy tớ, nô lệ ngoan ngoãn
của thần học mà mất đi tính độc lập của bản thân mình, điều mà chúng ta sẽ
thấy diễn ra ngược lại sau này trong thời trung cổ Thiên Chúa giáo: thần học
là thống soái, mọi khoa học đều là đầy tớ, là nô lệ của thần học. Như quả đất
xoay quanh mặt trời nhưng đồng thời lại xoay quanh mình nó, văn học nghệ
thuật Hy Lạp, trong khi phục vụ cho hệ tư tưởng của chế độ chiếm hữu nô lệ,
vẫn đảm bảo được sự phát triển của bản thân mình với tư cách một khoa học
độc lập. Chính vì lẽ đó mà sân khấu Hy Lạp, nghệ thuật tạo hình Hy Lạp,
cũng như nhiều ngành khác của gia tài văn hóa cổ đại, mới sáng tạo ra được
những giá trị bất diệt và mãi mãi là tài sản vô giá của nhân loại. Tôn giáo-