THẦN THOẠI HY LẠP - Trang 23

kỳ cổ điển cũng đã nuôi dưỡng trở lại thần thoại Hy Lạp bằng tư tưởng nhân
văn, bằng ý nghĩa triết lý, bằng tính chất duy lý, bằng hình thức biểu diễn.

Hầu hết những câu chuyện thần thoại còn lại với chúng ta ngày nay

đều do những nhà thơ, nhà viết kịch kể lại, sau này là các mythographe. Quá
trình kể lại cũng đồng thời là quá trình sắp xếp, biên soạn lại, tái tạo theo
một khuynh hướng nào đó. Cùng một câu chuyện về thần Prométhée lấy cắp
ngọn lửa trên thiên đình đem xuống cho loài người, nhưng trong thơ ca của
Hésiode kể khác, trong bi kịch của Eschyle kể khác. Cùng một câu chuyện

Oreste giết mẹ để trả thù cho bố, nhưng vở Choéphores

12

của Eschyle khác

với vở Électre của Sophocle, và cả hai đều khác vở Électre của Euripide

13

. Ở

một số quốc gia phương Đông, thần thoại không phát triển theo con đường
của thần thoại Hy Lạp, nghĩa là nó không được các nhà thơ như Homère,
Hésiode, các nhà viết kịch như Eschyle, Sophocle, Euripide kể lại, tái tạo lại.
Nó bị những nhà thần học và những người biên soạn nghi lễ tôn giáo
(ritualiste) xây dựng lại và giải thích lại. Và khi thần thoại đã bị biến thành
một yếu tố cấu thành của hệ tư tưởng tôn giáo thì nó phải tuân theo những
quy tắc chuẩn mẫu, những khuôn phép của tôn giáo. Những yếu tố thế tục,
hồn nhiên, cái chất người phàm tục và cao thượng, anh hùng và hèn nhát, dễ
hiểu, đáng yêu, đáng giận, vốn gần gũi với cuộc sống, vốn là cuộc sống trong
thần thoại, bị thanh lọc đi, bị “đưa ra ngoài biên chế” của tôn giáo. Tôn giáo
chỉ giữ lại sự sợ hãi, sự khiếp nhược và sự cam chịu khuất phục của con
người trước thần thánh. Nó chỉ cần ở con người lòng tin mù quáng, và sức
mạnh vạn năng của thần thánh có thể ban phước, giáng họa, điều khiển thế
gian và vận mệnh con người một cách tuyệt đối. Còn thần thánh trong tôn
giáo thì cũng mất đi tính chất người và những cuộc can thiệp tự do, phóng
túng vào cuộc sống của loài người; những cuộc can thiệp “sai nguyên tắc”
của tôn giáo làm ảnh hưởng đến tính chất thiêng liêng, cao cả và tuyệt đối
phải kính trọng đối với thần thánh. Huyền thoại bị tôn giáo đồng hóa, bị hòa
vào tôn giáo. Huyền thoại Hy Lạp may mắn hơn, không bị rơi vào cái tai họa
đó. Huyền thoại Hy Lạp được văn học nghệ thuật đồng hóa, được hòa vào
trong văn học nghệ thuật.

Nhưng ở Hy Lạp cổ đại cũng có tôn giáo và trong một thời gian khá

dài, tôn giáo của người Hy Lạp là đa thần giáo-thần thoại, vậy thì tôn giáo
này có ảnh hưởng gì, tác động gì đến thần thoại?

Tôn giáo Hy Lạp hình thành trong một hoàn cảnh khác biệt với các

xã hội phương Đông cổ đại. Ở vùng Lưỡng Hà, Ai Cập, Ấn Độ, những công
xã nông thôn không trải qua một quá trình tan rã phân hóa như ở xã hội Hy
Lạp. Vì thế những quan hệ cộng đồng thị tộc, bộ lạc được duy trì, bảo tồn
qua nhiều năm. Hình thái tôn giáo tôtem của thời kỳ công xã thị tộc do đó

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.