thời kỳ cổ điển. Những nhận xét này cũng đồng thời soi sáng cho chúng ta
về con đường đi độc đáo của thần thoại Hy Lạp.
“... Nghệ thuật Hy Lạp, từ những nguồn gốc của nó cho đến thời kỳ
cổ điển thật ra là một quãng đường rất dài, đầy rẫy những trở ngại khác
nhau. Những trở ngại khó khăn về kỹ thuật, đúng thế, là sự chuyển hóa
(adaptation) của mắt và bàn tay, nhưng cũng còn những trở ngại khác; đó là
những tín ngưỡng và những sự mê tín tin vào ma thuật của thời cổ đại còn
chất đầy trong đầu óc người nghệ sĩ. Nhưng rồi, kết quả như lời
Michelangelo
nói: ‘... Con người ta vẽ bằng óc chứ không vẽ bằng tay. Ai
mà không có đầu óc tự do thì thật là xấu hổ...’ Chính là trong cuộc đấu tranh
với những trở ngại đó mà nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm của mình. Mỗi lần
anh ta vượt qua một trong những trở ngại đó là anh ta hoàn thành được một
tác phẩm giá trị (...).
Thân hình người đàn ông và người đàn bà đương nhiên là sự thể hiện
tốt nhất, đúng nhất hình ảnh các vị thần. Trong khi tạo ra các hình tượng như
thế, người nghệ sĩ Hy Lạp đã ban cuộc sống cho những vị thần của nhân dân
mình.
Những nhà điêu khắc tiến lên bằng quan điểm đó. Cũng với quan
điểm đó, các nhà thơ đã tiến xa hơn họ, còn các vị học giả (savants) lại tiến
chậm hơn. Các vị đang nghiên cứu tìm cách diễn đạt một số quy luật của tự
nhiên. Những nhà điêu khắc cũng vậy, trong khi tạo ra các vị thần họ đã giải
thích thế giới.
Vậy thì sự giải thích này là thế nào? Đó là sự giải thích thần thánh
bằng con người. Không có một hình thức nào thể hiện đúng nhất sự thể hiện
của thần thánh, sự hiện diện không trông thấy được và không bàn cãi được
trong thế giới, bằng thân hình của người đàn ông và người đàn bà. Người Hy
Lạp đã biết đến những bức tượng của nền văn minh Ai Cập và Assyrie
.
Nhưng chưa bao giờ họ nghĩ tới việc diễn đạt thần linh bằng một người đàn
bà đầu bò hay một người đàn ông đầu chó sói (chacal). Huyền thoại có thể
vay mượn ở Ai Cập một số biện pháp ngôn ngữ nào đó, một số truyện kể và
nhân vật nào đó (Thí dụ: Io, con bò cái bị con ruồi trâu châm đốt trong bi
kịch Prométhée bị xiềng của Eschyle). Chiếc đục của nhà điêu khắc từ sớm
đã lảng tránh những hình thù quái đản đó, ngoại trừ đối với những sinh vật
rất gần với những sức mạnh tự nhiên như những Centaure trang trí dưới mái
đền Parthénon thể hiện sự tiến công hung tợn của những người Dã Man.
Thần, đấy là chàng trai này giản dị và trần truồng. Nữ thần, đó là người thiếu
nữ kia ăn mặc đẹp đẽ và có khuôn mặt dễ thương (...).
Và đây là quy tắc (règle): Cái đẹp nhất thì ban cho các vị thần. Còn