THẦN THOẠI HY LẠP - Trang 22

gì ở trên thế gian này đẹp hơn vẻ trần truồng của một chàng trai hay vẻ
duyên dáng của một thiếu nữ ăn mặc lượt là? Đó là điều mà con người hiến

dâng cho các vị thần, và đó cũng là cách con người nhìn thấy các vị thần...”

9

Nhà nghệ thuật học Élie Faure gọi nền điêu khắc của thời kỳ cổ điển

là nền điêu khắc triết lý (la sculpture philosophique)

10

. Và André Bonnard

trong đoạn phân tích sau đây dường như đã giải thích cho chúng ta ý nghĩa
triết lý đó:

“... Sự dũng cảm hiện lên trên vẻ bình thản của khuôn mặt. Sự bình

thản này nhiều khi bị người ta coi như là một thiếu sót của kỹ thuật, lại là
dấu hiệu của hiện tượng con người đã chế ngự được những dục vọng riêng tư
của mình, là dấu hiệu của sức mạnh tâm hồn, của sự thanh thản hoàn toàn (la
parfaite sérénité) mà xưa kia chỉ các vị thần mới có. Sự thanh thản cổ điển
đáp lại nụ cười cổ xưa. Nụ cười này vốn thể hiện niềm vui ngây thơ được
sống ở cõi đời này, ở một thời đại còn mang trong mình bao nhiêu gánh nặng
của những cuộc đấu tranh và là một thời đại chiến đấu, còn vẻ thanh thản thể
hiện sự chế ngự của lý trí đối với dục vọng, và nó như sự hiến dâng của con
người cho cộng đồng công dân duy nhất của mình.

Nhưng cái thời đại mới này cũng rất giàu tính người. Nó không phải

chỉ hoàn toàn thấm nhuần tính chất thần linh. Thần thánh được nó thể hiện
dưới hình dạng người thì ít nhưng con người được nó tán dương tới tầm
thước của thần thánh thì lại nhiều hơn.

Không một bức tượng cổ điển nào mà ở đó con người lại không toát

lên một niềm tự hào cao cả là đã hoàn thành trung thực cái chức năng con
người của nó hay chức năng thần linh của nó.

Chủ nghĩa cổ điển Hy Lạp được xây dựng thành chủ nghĩa hiện thực

đã gắn bó chặt chẽ với chủ nghĩa nhân văn. Nó là biểu hiện của một giai cấp
đang lên - giai cấp đã chiến thắng trong cuộc chiến tranh Hy Lạp-Perse (Ba
Tư) bằng tinh thần anh dũng của mình, là biểu hiện của một giai cấp vừa
thâu tóm lại trong tay những lợi ích xứng đáng với giá trị của nó. Chủ nghĩa
cổ điển là thành quả của một cuộc chiến đấu và nó vẫn sẵn sàng chiến

đấu...

11

.

Những gì là ý nghĩa triết lý của nghệ thuật tạo hình Hy Lạp thì trong

một mức độ nhất định nào đấy cũng đồng thời là của văn học Hy Lạp.
Không phải ngẫu nhiên mà các nhà nghiên cứu ví những vở bi kịch của
Sophocle đẹp như những bức tượng cổ điển.

Thần thoại Hy Lạp bằng con đường văn học nghệ thuật đi vào thời kỳ

cổ điển đến lượt mình được trả ơn xứng đáng: văn học nghệ thuật của thời

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.