THẦN THOẠI HY LẠP - Trang 19

nhất. Trong quá trình phát triển, những lớp thần thoại cũ nhiều khi chỉ đóng
vai trò tấm áo ngụy trang, một chiếc mặt nạ, để phục vụ cho sức sống của
lớp huyền thoại mới (lớp Pasiphaé, Minotaure trong truyện người anh hùng
Thésée).

Mặc dù bị mai một đi khá nhiều, gia tài huyền thoại Hy Lạp còn lại

với chúng ta ngày nay vẫn là một di sản phong phú của kho tàng văn học
nhân loại. Công lao lưu giữ gia tài thần thoại trước hết thuộc về những nghệ
nhân dân gian aède, rhapsode. Những nghệ nhân dân gian này đã đóng vai
trò sưu tầm và “nhuận sắc”, thậm chí có thể nói tái tạo huyền thoại trong quá
trình biểu diễn... ứng tác lưu động. Nhưng điều may mắn hơn nữa, khi nhà
nước chiếm hữu nô lệ ra đời, với sự ra đời của chữ viết, thần thoại Hy Lạp đã
được ghi chép lại. Thần thoại Hy Lạp được ghi chép lại, nhưng không phải
trong những bản kinh và sự hành lễ thuần túy tôn giáo, điều sẽ làm mất đi
tính chất thế tục, hồn nhiên của thần thoại. Thần thoại Hy Lạp được ghi chép
lại bằng một con đường khác: con đường biểu diễn văn học nghệ thuật. Đây
là một sự tái tạo thần thoại bằng văn học nghệ thuật mà chữ viết chỉ đóng vai
trò đầu tiên là phương tiện cho những người nghệ sĩ diễn đạt cảm xúc của
mình (đối với hoạt động ứng tác, biểu diễn; trong trường hợp không biểu
diễn, chữ viết không cần thiết), và cuối cũng là phương tiện ghi chép, lưu
giữ. Tác phẩm nghệ thuật, dù thuộc loại hình nào, muốn tác động đến công
chúng cũng phải thông qua hoạt động biểu diễn. Công chúng Hy Lạp xưa kia
không ngồi ở nhà đọc anh hùng ca, đọc kịch như chúng ta ngày nay. Ngay
đến môn triết học khô khan, văn nghị luận (hùng biện) cứng rắn, đanh thép ở
Hy Lạp xưa kia người ta cũng giảng và đọc ở quảng trường, ngã tư đường
phố. Giấy và máy in chưa ra đời, việc phổ biến các tác phẩm văn hóa rất khó
khăn. Chí một số ít người có điều kiện mới có thể đọc, “sách” được đọc trên
những tấm da bò hoặc vỏ cây. Vì thế công chúng Hy Lạp xưa kia đi nghe các
nghệ sĩ kể anh hùng ca, nghe đọc thơ, ngâm thơ, xem diễn kịch. Còn đối với
nghệ thuật tạo hình thì chữ viết không có một ý nghĩa gì. Nó không phải là
phương tiện diễn đạt cảm xúc của nhà điêu khắc. Thần thoại Hy Lạp được tái
tạo bằng con đường văn học nghệ thuật, vì thế, như lời K. Marx nói, nó là
“vật liệu của nghệ thuật Hy Lạp”, “kho tàng của nghệ thuật Hy Lạp”, “mảnh
đất nuôi dưỡng nghệ thuật Hy Lạp”. Thần thoại Hy Lạp được văn học hóa,
nghệ thuật hóa. Còn văn học nghệ thuật thì lại nảy sinh ra từ thần thoại, lại từ
cái “mảnh đất nuôi dưỡng” mà cất tiếng ca, cất tiếng hát chào đời, mà lớn lên
và trưởng thành. Văn học nghệ thuật cũng được thần thoại hóa, Nếu như
trước kia trong thời kỳ công xã thị tộc, thần thoại Hy Lạp trong trạng thái
truyền miệng đã là “tự nhiên và các hình thái xã hội được trí tưởng tượng

dân gian chế biến đi một cách nghệ thuật - không tự giác

6

, thì giờ đây lại

được trí tưởng tượng của cá nhân người nghệ sĩ chế biến đi một cách nghệ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.