THẦN THOẠI HY LẠP - Trang 18

hệ công xã thị tộc vào tự nhiên, đồng hóa những quan hệ đó với tự nhiên
trong một cách nhìn, một trí tưởng tượng, khái quát sinh động - nghĩa là
không phải sự khái quát trừu tượng hóa bằng khái niệm mà bằng hình ảnh,
hình tượng. Tự nhiên và toàn bộ thế giới được thần thoại hóa bằng những
hình ảnh, hình tượng con người mang tính nết, tính cách của con người. Đó
là quá trình mà chúng ta thường gọi là sinh động hóa tự nhiên bằng nhân
hình hóa và nhân cách hóa. Quá trình này diễn biến rất phức tạp và lâu dài.

Thần thoại Hy Lạp hình thành trong quãng thời gian lịch sử khá dài.

Đó là một quá trình lịch sử từ thời kỳ nền văn minh Mycènes (2000-1100
TCN) đến những buổi thi biểu diễn, đọc, kể anh hùng ca của Homère trong
những ngày hội Dionysos... Trong quá trình lịch sử khá dài đó, thần thoại Hy
Lạp đã trải qua nhiều giai đoạn. Không kể đến những dấu vết của thần thoại
Ấn, Âu nguyên thủy và thần thoại Crète, thần thoại Hy Lạp cho chúng ta biết
nhiều nhất về nền văn minh Mycènes. Đọc thần thoại Hy Lạp chúng ta ghi
nhận được nhiều chi tiết phù hợp, tương ứng với những dữ kiện khoa học do
khảo cổ học và sử học cung cấp. Những nơi diễn ra những sự kiện quan
trọng trong thần thoại đều là những địa điểm danh tiếng trong nền văn minh
Mycènes: thành Mycènes, quê hương của vị chủ tướng Agamemnon, thành
Tirynthe, quê hương của người anh hùng Héraclès, thành Thèbes có bảy
cổng, quê hương của người anh hùng Oedipe với chiến công thanh trừ con
quái vật Sphinx... Trong anh hùng ca của Homère thường nhắc đến thành
“Mycènes đầy vàng” thì trong thực tế khai quật khảo cổ học ở khu vực này
chưa từng có nơi nào người ta đào được nhiều vàng như ở Mycènes (14 kg,
tính đến trước năm 1952). Thần thoại Hy Lạp đã phát triển từ những cơ sở
huyền thoại thời kỳ mẫu quyền ở vùng Thessalie (Bắc Hy Lạp) sang thời kỳ
phụ quyền với sự quần tụ huyền thoại quanh ngọn núi Olympe, từ những
huyền thoại cổ Titan-Cyclopes sang huyền thoại có tính nghệ thuật: huyền
thoại nhân hình, nhân tính, anh hùng. Trong thời kỳ chế độ công xã thị tộc
tan rã, thần thoại, với tư cách là niềm tin ngây thơ, kết thúc số phận của mình
và chuyển dần sang loại thần thoại triết học tự nhiên. Bước sang chế độ
chiếm hữu nô lệ, với tư cách là những hình thức nghệ thuật, thần thoại đóng
vai trò khá quan trọng trong việc phục vụ hệ tư tưởng của chế độ chiếm hữu
nô lệ (thời kỳ cổ điển), và cuối cùng suy tàn và tiêu vong theo thời cổ đại
(thời kỳ Hy Lạp hóa, đế chế La Mã suy tàn). Sự hình thành thần thoại và
phát triển thần thoại qua các giai đoạn kể trên diễn ra rất phức tạp. Đó là một
quá trình phức hợp, từ chỗ là một hình ảnh, một hạt nhân huyền thoại thô sơ

được mở rộng ra, bồi đắp vào, thêm thắt vào

5

, đến chỗ huyền thoại quần tụ

lại thành một hệ (cycle) gắn bó với nhau bằng một sự kiện trung tâm. Vì thế,
chắc chắn rằng những gì mà chúng ta lưu giữ được hiện nay về thần thoại Hy
Lạp chỉ là một phần nhỏ và không phải là thần thoại Hy Lạp ở dạng thái cổ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.