động trí óc và lao động chân tay thì công việc đó chuyển vào tay những
người trí thức, những người ghi chép, biên tập lại những chuyện huyền thoại
mà tiếng Hy Lạp gọi là: mythographe. Như vậy, với logos, người Hy Lạp
không đi đến việc loại trừ, phủ nhận mythos. Họ cảm nhận thấy rằng trong
huyền thoại, có chứa đựng, ẩn giấu một ý nghĩa nào đó. Huyền thoại muốn
nói lên, nhắn nhủ, khuyên bảo, giáo dục, giải thích cho con người một điều
gì đó. Nhà triết học Platon, người đã trục xuất các nhà thơ ra khỏi tác phẩm
Nước Cộng Hòa lý tưởng của mình, - nghĩa là trước hết coi những nghệ nhân
dân gian cùng với gia tài thơ ca huyền thoại mà họ lưu truyền là vô ích, vô
nghĩa - lại cũng là người sử dụng huyền thoại với ý nghĩa ám dụ, tượng trưng
để minh chứng cho quan điểm triết học của mình
. Thật rõ ràng, một xã hội
muốn tiến bước vào văn minh không thể không khẳng định vai trò của logos,
nói theo danh từ hiện đại là tư duy lý luận. Đảy là một xu thế tất yếu của tiến
trình lịch sử. Nhưng cũng rõ ràng hơn, không phải nền văn minh nhân loại
chỉ là tư duy lý luận, chỉ cần đến tư duy lý luận là đủ.
Căn cứ vào sự khảo chứng nói trên của những nhà Hy-Lạp-học,
chúng ta có thể rút ra một kết luận: Mythologia trước hết là sự xác nhận giá
trị và ý nghĩa của huyền thoại trong đời sống văn hóa của người Hy Lạp.
Đương nhiên, giá trị của huyền thoại như thế nào, đến mức nào, vị trí của nó
trong đời sống tinh thần tư tưởng ra sao, lại là một vấn đề khác, một vấn đề
không phải chỉ đặt ra trong quá trình phát triển của xã hội cổ đại mà còn đặt
ra cả với thời hiện đại của chúng ta, một vấn đề đã từng gây nên - và hiện
nay vẫn đang gây nên - những cuộc tranh luận, bút chiến sôi nổi, và hiện vẫn
đang thu hút tâm trí của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới.
***
Thần thoại, tư duy thần thoại là một hiện tượng mang tính lịch sử - cụ
thể như nhiều hiện tượng khác trong tiến trình lịch sử của nhân loại. Tư duy
thần thoại là sản phẩm (đúng hơn, vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả) của
một trình độ sản xuất hết mức thấp kém, một trình độ hiểu biết và khống chế
những lực lượng tự nhiên hết sức thấp kém của xã hội công xã thị tộc.
Những người nguyên thủy, trong khi giải thích, “khắc phục”, khống chế và
tạo thành các lực lượng của tự nhiên trong tưởng tượng và nhờ trí tưởng
tượng
, đã di chuyển chủ nghĩa tập thể thô thiển, chặt chẽ, không chia cắt
được của mình vào tự nhiên. Chính sự nhận thức “thiên nhiên và toàn bộ thế
giới” như là một cái gì đó để phổ biến của chủ nghĩa tập thể công xã thị tộc
đã là nguồn gốc của thần thoại. Người nguyên thủy đã di chuyển những quan