THẦN THOẠI HY LẠP - Trang 32

tâm học của nhà phân tâm học người Áo Sigmund Freud (1856-1939) và
những môn đệ của Freud. Lý thuyết này giải thích những hiện tượng huyền
thoại từ cơ sở tâm lý tiềm thức và cá nhân, trong đó những đòi hỏi của bản
năng nhục dục là chủ yếu (Mặc cảm Oedipe - Le complexe d’Oedipe). Thật
ra thì lý thuyết của Freud hoàn toàn bất lực trong việc giải thích huyền thoại,
bởi vì nó phiến diện, và rõ ràng qua thực tiễn khảo sát nó không giải thích
được điều gì hết. Lý thuyết của Freud tuy không thu hút được sự đồng tình
của giới nghiên cứu nhưng trong lãnh vực sáng tác văn học nghệ thuật nó đã
chiếm lĩnh được một vị trí khá đặc biệt ở phương Tây. Dường như lý thuyết
này đã cung cấp một “cơ sở khoa học khách quan” cho những hành động
dâm bạo, loạn luân và đủ thứ chuyện trong cái chuyện “làm tình” cũng như
những hành động bạo lực, tàn nhẫn trong loại truyện tiểu thuyết và điện ảnh
suy đồi ở phương Tây.

Nửa sau thế kỷ XX nổi lên lý thuyết cấu trúc-loại hình học thần thoại

và người đề xướng là nhà bác học người Pháp Claude Lévi-Strauss (1908-
2009). Ông coi huyền thoại như một trường hoạt động của những thao tác
logic vô ý thức. Chúng ta cũng không thể không nhắc đến lý thuyết văn hóa-
lịch sử mà người mở đầu là Bronisław Malinowski (1884-1942) và những
người kế tục hiện nay là nhà nghiên cứu người Pháp Georges Dumézil
(1898-1986).

Nhìn chung, những lý thuyết huyền thoại của nền khoa học tư sản đã

có những cống hiến lớn lao về nhiều mặt

27

song vẫn chưa có một lý thuyết

nào giải thích và làm sáng tỏ được bản chất xã hội của huyền thoại.

Khoa thần thoại học, folklore, dân tộc học Xôviết vận dụng quan

điểm và phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của triết học
Marxisme-Léninisme, tiếp thu những thành tựu của nền khoa học tư sản, đã
cố gắng nghiên cứu, giải thích huyền thoại theo quan điểm lịch sử văn hóa
bằng cách gắn liền sự nghiên cứu, giải thích đó với việc nghiên cứu, so sánh,
phân tích theo quan điểm lịch sử thể loại tự sự trong nền văn hóa thế giới.
Những công trình nghiên cứu của các nhà bác học Xôviết như A.F. Lossev,
S.A. Tokarev, Iu.P. Frantsev, V.Ia. Propp, E.M. Meletinsky... đã có những
cống hiến đúng đắn tích cực vào nền khoa học thế giới. Đối với khoa học
folklore, thần thoại học còn non trẻ của chúng ta, những thành tựu của nền
khoa học Xôviết là một chỗ dựa vững chắc để chúng ta có thể tiếp xúc với

các đại dương mênh mông của các loại lý thuyết thần thoại

28

.

Thật ra vấn đề huvền thoại là gì? Đặc điểm và bản chất của tư duy

huyền thoại cũng như ý nghĩa, nội dung phản ánh giải thích thế giới của
huyền thoại vẫn đang là vấn đề lớn và hóc búa đối với các nhà nghiên cứu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.