THẦN THOẠI HY LẠP - Trang 699

Vu cáo ư? Không! Sát hại một người nào có quan hệ huyết thống với Ulysse
ư? Không! Palamède chỉ có “tội” là đã phát hiện ra sự lừa dối của Ulysse, cái
trò bịp giả điên của Ulysse, Palamède chỉ có “tội” là đã tài giỏi hơn Ulysse.
Những câu chuyện trả thù khác dù có dã man, khủng khiếp như giết con nấu
cháo, làm chả, giết cháu làm cỗ để mời bố đẻ của những đứa trẻ bất hạnh ấy
ăn... mặc dù ghê rợn, nhưng cũng là một sự thực hiện công lý ác giả ác báo
(như truyện Tấm Cám của chúng ta). Nhưng chuyện Ulysse trả thù Palamède
thì hoàn toàn không phải là một sự thực hiện công lý. Các vị thần của thế
giới Olympe từ thần Zeus đã biết bao lần giáng đòn trừng phạt người này kẻ
khác, chàng nọ ả kia, nhưng cộng tất cả những cuộc trả thù ấy lại cũng
không thể nào sánh nổi với vụ Ulysse trả thù. Trí tuệ của thần thánh so với
trí tuệ của Ulysse quả thật là thua kém xa, xa lắm. Thần thánh không thể nào
xảo quyệt bằng Ulysse, không thể nào thiết kế được một cái “hồ sơ giả” với
những bằng chứng có vẻ thật để vu cáo Palamède vào tội tư thông với quân
thù, làm gián điệp cho vua Priam. Ghê sợ, bỉ ổi và khủng khiếp đến thế là
cùng!

Đó, bước tiến bộ của con người trong việc khẳng định vai trò và vị trí

của mình trong cuộc sống, bên những mặt tích cực đã bộc lộ ra những mặt
tiêu cực như thế. Cái ngày mà con người biết dùng đầu óc và mưu trí của
mình để chống chọi với thú dữ, để chinh phục thiên nhiên thì cũng là cái
ngày mà con người biết dùng đầu óc và mưu trí của mình để ám hại đồng
loại, thanh trừ, tiêu diệt đồng loại. Ulysse trả thù Palamède, nghĩa là Ulysse
đã ám hại người bạn chiến đấu của mình để thỏa mãn tham vọng quyền lực,
địa vị, danh tiếng. Palamède chết là người trung thực và có tài năng bị chết,
bị thất bại; thói xảo quyệt, kèn cựa, ghen tị nhỏ nhen có đất sống, thắng lợi.
Ôi, Chân lý! Ngươi lại chết sớm hơn cả ta; thật xót xa và cay đắng! Màn đầu
tấn bi kịch của chủ nghĩa cá nhân khi loài bước vào thời đại văn minh của
chế độ tư hữu là như thế đấy!

5 - Xã hội Hy Lạp trong truyền thuyết về cuộc Chiến tranh Troie là

xã hội công xã thị tộc trên bước đường cùng tan rã. Đặc điểm nổi bật nhất
của giai đoạn này là, như F. Engels nói: “Chiến tranh ngày xưa giữa bộ lạc
với bộ lạc từ thời kỳ này đã biến chất thành cuộc cướp bóc có hệ thống trên
đất liền và trên mặt biển để chiếm đoạt gia súc, nô lệ, của cải, tức là đã biến
thành một cách kiếm lợi thông thường, tóm lại của cải được người ta tán
dương và coi trọng như là một của báu tối cao, và những thể lệ cũ của thị tộc

bị người ta bôi nhọ đi để biện hộ cho sự cướp đoạt của cải bằng bạo lực

223

.

Những cuộc chiến tranh cho phép bóc lột có hệ thống trên đất liền và trên
mặt biển như F. Engels chỉ ra đã ngày càng làm tăng thêm quyền hành của
thủ lĩnh quân sự, và từ chỗ trong tay có nhiều quyền hành thủ lĩnh quân sự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.