đành phải bỏ cuộc như Thành-Cát-Tư-Hãn ở Đại Đồng. Nhưng sau cùng
ông áp dụng một chiến thuật : cho phao ngôn khắp nơi rằng sắp có viện
binh Kim tới, rồi đột ngột ngưng cuộc vây hãm, hấp tấp rút quân đi bỏ lại
tất cả hành trang, lều trại trước thành Liêu – dương. Hai ngày sau ông cho
đổi ngựa khỏe quay trở lại. Chỉ trong một đêm quân Mông cổ phi hết
khoảng đường đã lui. Họ gặp quân Kim cùng với dân chúng đang tranh
nhau cướp đồ đạc đã bỏ lại, bốn cửa thành đều mở toang. Ngựa Mông cổ
sải trên lưng quân Kim vào thẳng trong thành. Mưu kế nầy đã đưa đến
thành công rực rỡ: hoàng thân Liêu đang thất điên bát đảo, bây giờ nghiễm
nhiên xưng vương ở Liêu Đông, đem xứ Khiết-đan về qui phụ Mông-cổ.
Mùa xuân năm sau (1213) quân Mông – cổ lại mở chiến dịch ở nước
Kim. Trận thứ ba nầy khởi đầu bằng cuộc đánh chiếm các tỉnh ở Hoa – bắc,
có kế hoạch hẳn hoi. Họ không bỏ một thành nào hết, trước tiên triệt hạ
những thành nhỏ để rút kinh nghiệm rồi sau mới lần lượt công hãm những
thành kiên cố. Đà – Lôi và Tô – Gu – Sa xung phong trèo lên thành làm
gương cho quân sĩ. Ba vương tử và đám bộ tướng đánh chiếm lần lượt các
hẻm núi. Bây giờ viên sứ giả người Liêu thấy quân Mông – cổ đã thật sự
muốn chiếm nước Kim liền dẫn một số tướng Khiết – đan theo Thành – Cát
– Tư – Hãn. Quân Mông – cổ chiếm được trọn tỉnh Sơn tây và bao vây chặt
chẽ vùng bình nguyên Yên – kinh.
Trong lúc ấy, một cuộc chính biến bùng nổ tại triều đình Yên – kinh.
Tình hình đã quá nguy ngập mà triều đình lại thiếu người nên hoàng
đế Vĩnh – Tế phải xuống chiếu thu dụng lại đám quan bị sa thải trước đây,
trong số đó có viên thái giám Hồ - Sa – Hổ. Ông ta được nhà vua cho chỉ
huy một quân đoàn, bất ngờ dùng lực lượng đó làm phản, chiếm Yên –
Kinh, giết quan tổng trấn rồi ám sát hoàng đế đoạt chính quyền.
Thành-Cát-Tư-Hãn liền đình chỉ các cuộc hành quân, gấp rút kéo đến
Yên kinh với hi vọng loạn quân sẽ mở cửa thành đầu hàng, ngỡ đó là cuộc
quật khởi của đám tướng Liêu. Ông không hiểu rằng đối với người Trung