của họ để trêu hùm dữ nữa hay sao?...
Hoàng đế Kim liền phái một đại thần tới Đại bản doanh của Thành
Cát Tư Hãn xin nghị hòa. Nhà vua thuận theo để cho hoàng thân Khiết Đan
trị vì ở Liêu – đông, nạp một số cống vật như vàng lụa, 3.000 con ngựa quí
và một số mỹ nữ; vua lại gả một công chúa, con của hoàng đế Vĩnh – tế cho
đại hãn gọi là tỏ tình hòa hiếu.
Cuối Xuân năm 1214, sau ba năm tàn phá nước Kim, Thành Cát Tư
Hãn rút quân về Mông – cổ, đại hãn hẳn rất hài long vì một dân tộc 50 triệu
người, có Vạn lý trường thành, núi cao sông rộng, có thành lũy kiên cố,
quân hùng tướng giỏi mà cũng không thể chống lại 20 vạn quân Mông – cổ.
Đế quốc Kim đã hoàn toàn kiệt quệ ít ra phải mười năm nữa mới xây dựng
lại được như cũ. Từ nay nước Kim không còn là mối đe dọa dân Mông – cổ
nữa.
Lúc về quân Mông – cổ có dắt theo hàng vạn tù binh mà hồi còn đánh
nhau đã dùng làm phu khiêng đất, lấp kinh phá đê… bây giờ phải giải
quyết cách nào đây. Họ mang theo đủ thứ bịnh, lại không đủ sức khỏe để
qua sa mạc Gobi, mà cũng không thể thả họ về vì họ đã thấy cách hành
binh và biết rõ bản chất của người Mông – cổ; sau nầy sẽ trở thành những
địch thủ lợi hại. Vả lại sinh mạng của một người Kim có nghĩa gì? Thành
Cát Tư Hãn ra lịnh giữ lại những nho sĩ, nghệ sĩ, thợ giỏi còn bao nhiêu thì
chém tiệt hết.
Bây giờ nhằm mùa hạ, không thể qua Gobi dưới cái nắng thiêu người,
đại hãn ra lịnh hạ trại ngoài ven sa mạc, trong ốc đảo Dolon Nor.
Vừa khuất bóng quân Mông – cổ, hoàng đế Kim liền quyết định dời
đô xuống Khai – phong ở phía Nam sông Hoàng Hà. Quần thần hết sức can
ngăn, cho rằng việc di đô như vậy là một cuộc đào tẩu bỏ rơi các tỉnh miến
Bắc, nhưng không sao lay chuyển được ý định của nhà vua được. Tướng
Cao Chi lo việc hộ giá xuống phương Nam. Để trấn tĩnh nhân tâm, nhà vua