tuyên cáo rằng Thái tử và quân đội sẽ ở lại Yên kinh, quyết không bỏ miền
Bắc.
Nghe tin này, Thành Cát Tư Hãn nổi trận lôi đình: "Bọn Kim coi thường lời
nói của ta! Chúng nó giả vờ hoà hiếu để yên mặt Bắc xuống chinh phục
miền Nam!"
Ngay lúc ấy, một sứ giả nhà Tống tới Dolon Nor xin vào bệ kiến đại
hãn. Vương sứ cho biết triều đình Tống đang bận rộn đối phó với âm mưu
của hoàng đế Kim. Ở miền Trung – quốc mọi người đều hoan hỉ đón tin
chiến thắng của Mông – cổ như tin chiến thắng của quân nhà. Họ coi việc
thảm bại của đế quốc Kim như một hình phạt xứng đáng của Trời về tội
xâm lăng các tỉnh Hoa – bắc và đòi tuế cống quá nặng nề: 25 vạn lạng bạc,
25 vạn tấm vóc lụa; chỉ có năm rồi triều Tống lờ đi vụ nạp cống hằng năm.
Bây giờ quân Mông – cổ thình lình rút đi và vua Kim dời đô xuống sát ranh
giới Tống khiến cho hoàng đế Trung- hoa hết sức lo ngại. Vị vương sứ có
nhiệm vụ trình bày cho đại hãn thấy rõ cái nguy cơ buông lỏng cho nước
Kim phục hồi lực lượng.
Trước khi vào bệ kiến, viên sứ giả Trung – quốc phải dành một thời
gian học những lễ nghi, tập tục của Mông – cổ. Ông ta phải biết cả những
chi tiết nhỏ nhặt trong nghi thức ngoại giao, chẳng hạn: khi vào viên môn
không được giẫm chân lên ngưỡng cửa, không được dựa vào cột. Phạm vào
những điều cấm ấy sẽ bị vệ binh quất bằng roi da rồi đem chặt đầu. Ông ta
phải mặc trào phục nhảy ngang qua hai ngọn lửa để diệt những “chất hung
ác, xấu xa” trong con người. Tất cả tặng phẩm đều phải hơ lửa trước rồi
đem phơi ngoài trời luôn bảy đêm ngày, và vì vậy mà các loại gấm vóc và
đồ mỏng manh hư hao rất nhiều, sau đó mới được phép vào viên môn bệ
kiến.
Bên trong viên môn mọi vật đều chìm đắm trong một thứ ánh sáng lờ
mờ, kỳ ảo vì ánh mặt trời chỉ lọt vào cái ống thông khói trên đỉnh nóc và
qua cái màn vén lên ở cửa ra vào. Trong tận cùng có một cái bệ cao trải