Như thế ấy, ngay trong cuộc lễ Thành-Cát-Tư-Hãn cùng các bộ
tướng tổ chức xong những cơ cấu quân sự và hành chánh cho quốc gia; mỗi
người đều được đặt vào một địa vị đúng với khả năng của mình.
Yassa qui định tất cả công dân từ 15 đến 60 tuổi phải thi hành quân
dịch: kẻ nào không thể đi hành binh được thì phải phục vụ trong các tổ
chức lao động: chăn thả gia súc, rèn khí giới, luyện ngựa chiến… không
một ai lãnh lương bổng mà ngược lại, mỗi công dân phải nộp một phần
mười của cải cho đại – hãn.
Để cho đàn ông có thể làm tròn bổn phận chiến đấu và lo đầy đủ
thuế khóa, Yassa cho người đàn bà nhiều quyền hạn rộng rãi, được tự do
nhiều phương diện, trong lúc đó ở khắp Á – Đông không có nơi nào được
như vậy. Nhưng ngoại tình là tội nặng nhất đều bị xử tử hình. Trách nhiệm
nặng nề nhất của người đàn bà làm việc để nâng địa vị của chồng lên. Đại
hãn nói: “Nếu người vợ ngu muội, nhẹ dạ, thiếu trí thông minh, không thứ
tự, người ta chỉ thấy ở họ những tính xấu xa nhất của người đàn ông.
Nhưng nếu họ giỏi nội trợ, khéo xã giao, làm cho gia đình sung túc, họ sẽ
nâng cao vị trí của chồng lên, gây tiếng tốt cho chồng trong những kỳ đại
hội. Người ta biết một người đàn ông tốt qua người vợ giỏi của họ”.
Người đàn bà phải làm thế nào khi có lịnh của đại hãn chồng của họ
có thể tức khắc bỏ mũ lông xuống, đội mũ chiến bằng da lên, xông ra chiến
trường. Đàn ông chỉ lo việc giữ gìn khí giới cho sắc bén còn mọi việc khác
người vợ phải lo sắp đặt sẵn sàng, từ cái áo kép bằng lông, giày vớ đến
bình đựng sữa, miếng thịt khô nhét trong yên ngựa…
Mối lo nặng nề nữa là dự trữ lương thực cho mùa đông. Trong mùa
thì họ lo đánh sữa bò để lấy bơ, chất còn lại thì để cho chua rồi nấu đông lại
và đem phơi cho tới lúc cứng như miếng sắt. Đến mùa đông, đem một
miếng sữa khô nầy bỏ vào nước nóng lắc một hồi, họ sẽ có một thức uống
chua. Với người Mông – cổ thì ngon tuyệt nhưng với khách lạ thì không thể