Trong trận đánh chống người Tatar, Thiết Mộc Chân tiếp tục đưa
ra một loạt thay đổi cấp tiến với các luật lệ cố hữu trên thảo nguyên,
và các thay đổi này vấp phải sự phản đối của một số những người
theo ông cũng như các dòng họ quý tộc, nhưng đồng thời cũng củng
cố lòng trung thành mà nhiều người khác dành cho ông. Họ là
những người thuộc dòng dõi thấp kém hơn, và đã có cuộc sống tốt
hơn nhờ những cải cách và của cải ông phân phát. Sau hàng loạt
cuộc tấn công, Thiết Mộc Chân đã nhận ra rằng việc vội vã cướp
của từ ger của quân thua trận ngăn cản chiến thắng toàn vẹn hơn.
Thay vì đuổi theo lính của các trại bị cướp, phe tấn công thường để
họ trốn thoát và thay vào đó tập trung vào cướp bóc các trại ngay
lập tức. Chiến thuật này cho phép nhiều lính thua trận bỏ trốn và sau
đó quay lại phản công. Vậy nên trong đợt tấn công người Tatar lần
thứ hai này, Thiết Mộc Chân quyết định ra lệnh rằng việc cướp của
sẽ chỉ xảy ra sau khi đã hoàn toàn đánh bại người Tatar; sau đó nó
sẽ diễn ra có tổ chức hơn – toàn bộ chiến lợi phẩm sẽ do ông kiểm
soát và sau dó phân phát cho người của mình theo cách ông thấy
phù hợp. Ông phân phát chiến lợi phẩm tương tự như cách thợ săn
thường chia con mồi sau khi cùng săn bắn.
Một thay đổi khác là việc ông ra lệnh rằng mỗi goá phụ và trẻ em
có cha bị giết trong trận đánh sẽ được nhận phần tương đương một
người lính. Dù ông làm vậy vì nhớ tới hoàn cảnh của mẹ mình khi
cha ông bị người Tatar giết hay vì mục đích chính trị, nó cũng đã có
hiệu quả sâu sắc. Chính sách này không chỉ đảm bảo rằng những
người nghèo nhất bộ lạc sẽ ủng hộ ông, mà còn gây dựng lòng