Thiết Mộc Chân cai trị một vùng lãnh thổ rộng lớn khoảng bằng
Tây Âu hiện đại, nhưng với dân số chỉ khoảng một triệu người từ
nhiều bộ lạc du mục khác nhau và có lẽ khoảng 15 tới 20 triệu gia
súc. Ông không chỉ đơn thuần là thủ lĩnh của người Tatar, Khắc Liệt,
hay Nãi Man. Ông sẽ trở thành thủ lĩnh của tất cả Người Tường Da
Thuộc, và với đế quốc mới này, ông chọn một tên hiệu chính thức
mới bắt nguồn từ bộ lạc của mình. Ông gọi người của mình là Yeke
Mongol Ulus, Quốc gia Mông Cổ Vĩ đại. Sau khi thống nhất toàn
dân, ông bãi bỏ các chức tước quý tộc trong dòng họ, bộ tộc, và bộ
lạc của họ. Những tước vị như vậy thuộc về nhà nước, không phải
một cá nhân hay gia đình họ, và chúng sẽ được phân chia theo ý
của thủ lĩnh mới. Bản thân ông từ chối các tước hiệu bộ lạc cũ như
Khả Hãn hay Tayang Khan, mà thay vào đó chọn tước hiệu mà có lẽ
người của ông vốn đã dùng để gọi ông, Thành Cát Tư Hãn
(Chinggis Khan). Tên gọi này sau này được phương Tây biết đến
qua cách viết Ba Tư là Genghis Khan. Chin trong tiếng Mông Cổ
nghĩa là mạnh mẽ, vững chắc, không lay chuyển, và can trường. Nó
gần với từ chỉ loài sói trong tiếng Mông Cổ, chino, loài vật người
Mông Cổ coi là tổ tiên. Đây là tước hiệu đơn giản nhưng phù hợp
với vị hãn mới.
Như hầu hết các nhà cầm quyền thành công khác, Thành Cát Tư
Hãn hiểu ý nghĩa tiềm tàng của nghi lễ trọng thể và cảnh tượng
hoành tráng. Song, khác với các thủ lĩnh khác bị bó buộc trong các
toà nhà như cung điện hay đền đài, lễ đăng quang của Thiết Mộc