Chân diễn ra trên vùng thảo nguyên rộng mở, với hàng trăm ngàn
người tham dự.
Các nghi lễ công cộng của người Mông Cổ đã gây ấn tượng
mạnh mẽ với khách tham dự và những người kể chuyện, và họ đã
miêu tả lại chúng rất chi tiết. Lời kể đầy đủ nhất còn lại tới nay tới từ
nhà viết tiểu sử người Pháp thế kỷ mười bảy François Pétis de la
Croix, người được xem các văn kiện Ba Tư và Thổ Nhĩ Kỳ đương
thời mà nay đã mất tích. Theo lời Pétis, người của Thành Cát Tư
Hãn “đặt ông lên một Tấm Thảm Da Thuộc màu đen trải trên Nền
nhà; và Người được sai mang Tiếng nói tới cho Người dân thông
báo rõ ràng với ông Niềm vui của Người dân.” Người phát ngôn
khuyên Thành Cát Tư Hãn rằng “mọi Quyền lực ông được trao tới từ
Trời, và Chúa sẽ luôn phù hộ và đảm bảo Ý định của ông thành
công nếu ông cai quản Người dân tốt và công bằng; nhưng ngược
lại, ông sẽ tự làm mình rơi vào khổ đau nếu lạm dụng quyền lực đó.”
Buổi lễ là dấu hiệu ủng hộ không thể nhầm lẫn từ người của ông.
Họ công khai bộc lộ sự thần phục của mình bằng việc nâng tấm
thảm ông ngồi trên đầu và đưa ông lên ngai vàng, theo đúng nghĩa
đen. Sau đó họ “quỳ chín lần trước vị Hoàng đế mới để thể hiện lòng
Trung thành họ đã hứa với ông.” Các dòng họ có mặt để cam kết
ủng hộ Thành Cát Tư Hãn; tương tự như vậy, các thầy pháp có mặt
để cho thấy rằng các linh hồn và giấc mơ của ông đã chỉ dẫn ông đi
theo con đường này. Vì không có một tôn giáo có tổ chức, các thầy
pháp ban phước linh cho sự kiện, khiến nó không chỉ mang tính