THÀNH CÁT TƯ HÃN VÀ SỰ HÌNH THÀNH THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI - Trang 158

Việc thi hành và trách nhiệm tuân thủ luật pháp bắt đầu từ tầng

lớp cao nhất – từ chính vị hãn. Vì vậy, Thành Cát Tư Hãn đã tuyên

bố luật pháp có quyền tối thượng với mọi cá nhân, bao gồm cả

người trị vì. Khi coi pháp luật cao hơn người cai trị, ông đã làm được

điều tới thời điểm đó chưa nền văn minh nào khác đạt được. Không

như nhiều nền văn minh – đặc biệt là ở Tây Âu, nơi vua chúa cai trị

theo ý Chúa trời và đứng trên pháp luật – Thành Cát Tư Hãn làm rõ

rằng Pháp điển của ông áp dụng với người đứng đầu cúng nghiêm

ngặt như với những người khác. Điều luật này chỉ được con cháu

ông tuân thủ trong khoảng năm mươi năm sau khi ông qua đời, rồi

sau đó bị phá bỏ.

Để cai trị đế quốc nói chung, và cụ thể là để ghi lại các đạo luật

mới và áp dụng chúng trên toàn vùng lãnh thổ rộng lớn giờ đây

thuộc quyền kiểm soát của ông, Thành Cát Tư Hãn ra lệnh ban hành

một hệ thống chữ viết. Dù thương nhân Hồi giáo và tu sĩ du mục

theo đạo Ki-tô đã truyền bá chữ viết tới vùng thảo nguyên nhiều thế

kỷ trước, ít người bản địa học cách viết chữ, ngay cả người của

những bộ lạc tiên tiến như người Tatar, Nãi Man hay Khắc Liệt; và

cho tới thời điểm đó không người Mông Cổ nào được cho là đã học

chữ. Khi chinh phục người Nãi Man vào năm 1204, Thành Cát Tư

Hãn khám phá ra rằng Tayang Khan có một người chép lại những

quyết định của ông, rồi dùng ngọc ấn dập nổi chúng. Người sao

chép là người Duy Ngô Nhĩ, là tộc người bắt nguồn từ thảo nguyên

Mông Cổ, nhưng vào thế kỷ thứ chín đã di cư tới các ốc đảo nay là

Tân Cương ở phía bắc Trung Hoa. Tiếng Duy Ngô Nhĩ có quan hệ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.