mạng theo lệnh của ông. Mùa hè năm 1227, trong chiến dịch chống
lại Tây Hạ ở thượng lưu sông Hoàng Hà, Thành Cát Tư Hãn đã qua
đời – hay, theo cách nói của người Mông Cổ, những người cấm kị
việc nhắc tới chết chóc hay bệnh tật, ông đã “lên thiên đường.”
Nhiều năm sau cái chết của ông, lý do ông mất vẫn không được tiết
lộ, dẫn đến nhiều lời đồn đoán mà sau này trở thành truyền thuyết,
để rồi theo dòng chảy thời gian biến thành sự thật lịch sử. Plano di
Carpini, sứ giả cháu Âu đầu tiên tới Mông Cổ, ghi lại rằng Thành Cát
Tư Hãn chết vì bị sét đánh. Marco Polo, nhà thám hiểm đã có nhiều
chuyến đi khắp Đế chế Mông Cổ dưới thời Hốt Tất Liệt – cháu của
Thành Cát Tư Hãn, kể lại rằng ông qua đời sau khi bị tên đâm trúng
đầu gối. Một số người cho rằng kẻ thù không rõ danh tính đã đầu
độc ông. Có nguồn lại khẳng định ông đã chết vì phép thuật của vua
Tây Hạ khi đang giao chiến. Một câu chuyện được những kẻ chỉ
trích ông lan truyền nói rằng khi bị ông bắt giữ, hoàng hậu Tây Hạ
đã đưa một vật lạ vào vùng kín nhằm kéo đứt bộ phận sinh dục của
Thành Cát Tư Hãn khi quan hệ với bà, và ông đã chết trong đau đởn
cùng cực.
Trái ngược với những câu chuyện về cái chết của ông, việc
Thành Cát Tư Hãn chết trong căn lều ger của người du mục, về cơ
bản là tương tự như nơi ông ra đời, cho thấy thành công của ông
trong việc bảo tồn lối sống truyền thống của dân tộc mình; song, bất
ngờ là bằng cách bảo tồn lối sống của mình, ông đã thay đổi xã hội
loài người. Quân lính của Thành Cát Tư Hãn hộ tống thi thể vị hãn
của họ về quê hương Mông Cổ để bí mật chôn cất. Sau khi chết,