phần nước Mông Cổ đã bị ngoại bang xâm chiếm, người Mông Cổ
vẫn ngăn cản bất kỳ ai đặt chân vào vùng đất linh thiêng của tổ tiên
họ. Dù người Mông Cổ cuối cùng đã cải sang đạo Phật, những
người nối ngôi Thành Cát Tư Hãn vẫn không cho phép các nhà sư
xây điện thờ, tu viện, hay đài tưởng niệm để đánh dấu mộ của ông.
Vào thế kỷ hai mươi, để đảm bảo nơi sinh và mất của Thành Cát
Tư Hãn không trở thành địa điểm tập kết của các nhà dân tộc học,
những người đứng đầu Liên Xô đã canh gác nơi đây rất cẩn mật.
Thay vì Đại Cấm địa hay bất kỳ tên gọi lịch sử nào có thể gợi nhắc
tới Thành Cát Tư Hãn, Liên Xô đặt cho nơi đây cái tên hành chính
Khu vực Hạn chế Cao. Về mặt hành chính, họ tách biệt nơi này với
các tỉnh lân cận và đặt nó dưới sự kiểm soát trực tiếp của chính
quyền trung ương – vốn chịu sự điều khiển nghiêm ngặt của
Moskva. Hơn nữa, Khu vực Hạn chế Cao rộng một triệu hecta này
còn được bao quanh bởi một Khu vực Hạn chế cũng lớn tương tự.
Để ngăn chặn việc đi lại, chính quyền không xây dựng đường sá và
cầu cống ở đây. Giữa Khu vực Hạn chế và thủ đô Ulaanbaatar, Liên
Xô duy trì một căn cứ không quân MiG cực kỳ kiên cố, và khả nâng
cao là cả một nhà kho chứa vũ khí hạt nhân. Một căn cứ xe tăng
Liên Xô lớn chặn lối vào khu vực cấm, và quân đội Nga sử dụng nơi
này để luyện tập sử dụng pháo và diễn tập xe tăng.