Người Mông Cổ không tạo ra đột phá về kỹ thuật, không sáng
lập ra tôn giáo mới, viết rất ít sách và kịch, và không để lại cho thế
giới giống cây trồng hay phương pháp nông nghiệp nào mới. Thợ
thủ công của họ không biết dệt vải, đúc kim loại, làm gốm, hay thậm
chí nướng bánh mì. Họ không làm ra đồ gốm hay sứ, không vẽ
tranh, và không xây công trình kiến trúc nào. Ấy vậy mà, nhờ liên
tiếp chinh phục các nền văn hóa, quân đội của họ đã thu thập và
truyền lại những kỹ năng này từ nền văn minh này tới nền văn minh
khác.
Công trình cố định duy nhất mà Thành Cát Tư Hãn xây dựng là
những cây cầu. Dù ông cự tuyệt việc xây lâu đài, thành trì, thành
phố, hay tường thành, vì phải di chuyển khắp nơi, có lẽ ông đã xây
nhiều cầu hơn bất kỳ người lãnh đạo nào khác trong lịch sử. Ông
bắc cầu qua hàng trăm sông suối để giúp quân đội và hàng hóa lưu
thông dễ hơn. Người Mông Cổ chủ đích mở cửa thế giới để đến với
một ngành buôn bán mới, không chỉ về hàng hóa, mà còn về tư
tưởng và kiến thức. Người Mông Cổ đưa thợ mỏ người German tới
Trung Hoa, và bác sĩ Trung Hoa tới Ba Tư. Những lần thuyên
chuyển có khi có ý nghĩa to lớn, cũng có lúc không đáng kể. Họ
truyền bá việc dùng thảm tới mọi nơi họ đặt chân tới, mang chanh
và cà rốt từ Ba Tư tới Trung Hoa trồng, đem mì sợi, bài Tây và trà từ
Trung Hoa tới phương Tây. Họ đưa một người thợ rèn từ Paris tới
thảo nguyên Mông Cổ khô cằn để xây đài phun nước, tuyển một quý
tộc Anh quốc làm phiên dịch trong quân đội, và mang tục lấy dấu
vân tay của người Hoa tới Ba Tư. Họ cấp tiền xây dựng nhà thờ Ki-