móc, vừa cầu xin họ. Đây là khoảng thời gian nhiều câu nói và hội
thoại của Thành Cát Tư Hãn được ghi lại nhất, và chúng cho thấy
ông ngày càng quan tâm tới gia đình nhưng lại đang dần mất khả
năng kiểm soát họ. Trong suốt một thời gian dài ông đã không để
tâm tới việc giáo dục các con trai mình, và giờ ông lại muốn dạy họ
mọi thứ cùng một lúc, để rồi gặp khó khăn trong việc truyền đạt các
bài học và tư tưởng mà ông đã học và hiểu được nhưng chưa từng
biểu đạt rõ ràng. Ông quen với việc ra lệnh, chứ không phải giải
thích.
Ông cố gắng dạy họ rằng chìa khoá số một của một người lãnh
dạo là khả năng tự kiểm soát, nhất là khả năng làm chủ lòng tự tôn
và sự nóng giận – điều được ông giải thích rằng còn khó khăn hơn
việc khuất phục sư tử hoang hay đánh bại đô vật vĩ đại nhất. Ông
cảnh báo họ rằng “nếu con không biết kìm nén lòng tự tôn thì sẽ
không thể lãnh đạo được.” Ông nhắc nhở rằng họ không bao giờ
được cho mình là người khỏe nhất hay thông minh nhất. Ông cảnh
báo rằng ngay cả ngọn núi cao nhất cũng có thú vật giẫm lên. Khi
chúng leo tới đỉnh núi, chúng còn cao hơn cả ngọn núi.
Thuận theo truyền thống kiệm lời của người Mông Cổ, ông dặn
các con không được nói quá nhiều. Chỉ nói khi cần. Một người lãnh
đạo nên thể hiện suy nghĩ và ý kiến của mình qua hành động chứ
không phải lời nói. “Ông ta chỉ có thể hạnh phúc khi dân chúng hạnh
phúc.” Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của tầm nhìn, mục tiêu, và
kế hoạch. Ông nói với họ rằng: “Nếu không có tầm nhìn hướng tới