mục tiêu, một người sẽ không thể tự lo cho cuộc sống của mình chứ
đừng nói tới của những người khác.”
Nhiều suy nghĩ của ông có phần mâu thuẫn lẫn nhau. Ông vừa
nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nắm lấy quyền cai trị, vừa
truyền đạt lời dạy bảo thủ rằng “tầm nhìn không nên quá xa rời lời
dạy của các đấng phụ lão.” Ông giải thích rằng “cái áo chẽn (deel)
cũ bao giờ cũng vừa vặn và thoải mái hơn, và còn chịu đựng được
cuộc sống khó khăn trong rừng rậm, trong khi một chiếc deel mới
nguyên chẳng mấy chốc sẽ rách.” Bản thân là người điều độ và có
lối sống giản dị, Thành Cát Tư Hãn cảnh báo các con không được
theo đuổi cuộc sống “lòe loẹt” với các thú vui vật chất và ham mê
lãng phí. Ông nói: “Con người ta rất dễ quên đi tầm nhìn và mục
đích một khi đã có quần áo sang trọng, ngựa nhanh và đàn bà đẹp.”
Khi đó “con sẽ chẳng khác gì một tên nô lệ, và rồi chắc chắn sẽ mất
mọi thứ.”
Một trong những bài học quan trọng nhất ông để lại là việc chinh
phục một đội quân không giống với chinh phục một quốc gia. Ông có
thể dùng chiến thuật và binh lính ưu việt để hạ gục một đội quân,
nhưng một đất nước chỉ có thể được thuần phục khi lòng dân ưng
thuận. Nghe thì có vẻ duy tâm, nhưng ông sau đó còn đưa ra một lời
khuyên thực tế hơn: tuy Đế chế Mông Cổ cần thống nhất, nhưng
dân chúng không bao giờ nên được hợp nhất: “Những người thua
cuộc ở những bờ hồ khác nhau nên được cai trị ở những bờ hồ