đế quốc một nền tảng mới khi họ khuyến khích các tu viện và trường
học, việc in ấn sách và trao đổi ý tưởng và tri thức. Sau khi nam giới
tiếp tục Thế chiến Mông Cổ, chính những thể chế do những người
phụ nữ này đem lại sẽ có ảnh hưởng lớn nhất lên thế giới bên trong
và bên ngoài Đế quốc Mông Cổ. Nhưng phải qua một vòng chiến
trận nữa quá trình này mới phát triển đầy đủ.
Mông Kha lên ngôi Khắc hãn vào năm 1251, gần một phần tư
thế kỷ sau khi ông nội ông, Thành Cát Tư Hãn, qua đời vào nam
1227. Trong một tuyên bố tóm tắt cách cai trị và tinh cách tỉnh táo
của ông, được rèn giũa bởi mẹ ông, bà Sorkhokhtani, ông nói rằng,
“ta tuân theo luật lệ của tổ tiên; ta không bắt chước phương cách
của các nước khác. Ông là một người nghiêm túc, không có những
trò cợt nhả như Oa Khoát Đài hay bất cần như Quý Do, và gần như
là người duy nhất trong Hoàng tộc không vướng vào vòng xoáy
nguy hiểm của rượu chè.
Nhằm tăng uy tín với cương vị Khắc hãn của bản thân, cũng như
viết lại lịch sử cho phù hợp với nhu cầu của mình, năm 1252 ông
ban cho cha mình Đà Lôi tước vị Khắc hãn, dựa theo quyền thừa kế
tước vị và đất đai hợp pháp của cha ông với tư cách là con trai út
của Thành Cát Tư Hãn, hay là Otchigen – Hoàng tử Tổ ấm.
Khi hoạch định lãnh thổ của mình, Mông Kha chú ý tới kinh đô
Karakorum mới thuộc về ông. Hai mươi năm nay nơi đây đã là trung