tâm và biểu tượng quyền lực của gia tộc Oa Khoát Đài. Song Mông
Kha lại muốn biến thành phố nhỏ từ nơi ở của gia tộc Oa Khoát Đài
thành kinh đô của cả Đế chế Mông Cổ. Trước khi Karakorum được
xây dựng, nơi này vốn thuộc về người Miệt Nhi Khất, cụ thể là thuộc
về Vương Hãn và gia tộc ông, bao gồm cả Sorkhokhtani, mẹ của
Mông Kha và cháu gái của Vương Hãn.
Ông cần tạo dấu ấn của riêng mình ở kinh đô, và vì Oa Khoát
Đài đã thuê kỹ sư Trung Hoa và Ba Tư, Mông Kha quyết định dùng
những nghệ nhân Ki-tô giáo bị bắt trong chiến dịch ở châu Âu. Dù có
vẻ không thích kiến trúc châu Âu, ông vẫn bị ấn tượng bởi tay nghề
của các thợ kim loại. Khi chiếm Belgrade, họ đã bắt được Guillaime
Boucher, một thợ mỏ vàng. Nhờ tài chế tạo các đồ vật Ki-tô giáo,
Boucher đã được giao cho Sorkhokhtani, và khi bà qua đời ông lại
được giao cho em trai A Lý Bất Ca. Mông Kha chọn Boucher, cùng
một nhóm năm mươi nghệ nhân làm trợ lý, để bổ sung thêm một nét
châu Âu vào kinh đô Mông Cổ, theo một phong cách choáng ngợp
nhưng cũng độc đáo, khiến ai đến thăm triều đình ông đều phải kinh
ngạc.
Sứ giả tới triều đình của Mông Kha ở Karakorum báo cáo lại một
cái máy kỳ cục đang hoạt động trong cung điện ông. Một cái cây lớn
làm từ bạc và các kim loại quý hiếm khác mọc lên từ giữa sân đình
và soi bóng xuống cung điện ông, các cành cây mọc vào trong nhà
và dọc theo rui nhà. Quả bạc treo trên nhánh cây, và bốn con rắn
vào đan mình quanh thân cây. Trên ngọn cây là một thiên thần chiến