Là một phần của việc Tây hóa, Ki-tô giáo tạm thời lên ngôi trong
triều đình của Mông Kha. Xu hướng này được củng cổ bởi số lượng
đông đảo các phu nhân theo Ki-tô giáo trong Hoàng tộc, và bởi sự
trung thành bất di bất dịch của các quốc gia Ki-tô giáo như Georgia
và Armenia. Gần cuối năm Quý Sửu 1253, William xứ Rubruck, một
thầy tu dòng Phan Sinh, tới triều đình Mông Cổ với tư cách sứ giả
của vua Pháp. Ghi chép đáng chú ý của ông miêu tả, dù không hoàn
toàn chi tiết, các mối quan hệ thù địch giữa những tín đồ Ki-tô giáo
và của các tôn giáo khác trong triều đình Mông Cổ. Rubruck có cơ
hội xem cách triều đình Mông Cổ mừng lễ Giáng Sinh, dù ông chỉ có
vai trò hát ca khúc “Veni Sancte Spiritus” cho họ. Hãn Mông Kha và
hoàng hậu dự lễ nhà thờ, và ngồi trên ngai vàng đối diện đền thờ.
Theo truyền thống của Ki-tô giáo dòng Assyria, bên trong nhà thờ
không có những hình ảnh và trang trí tráng lệ, nhưng rui nhà được
phủ lụa để tạo cảm giác giống như đang ở trong ger. Sau buổi lễ, vị
hãn nói chuyện về tôn giáo một lúc với các thầy tu. Khi ông rời đi, vợ
ông ở lại để phát quà Giáng Sinh cho mọi người. Bà tặng vải vóc
cho Rubruck, nhưng ông từ chối nhận chúng. Có vẻ hoàng hậu
không nhận ra ý xúc phạm ngầm này, bởi người thông dịch cho
Rubruck đã nhận số vải này và sau này đem bán chúng ở đảo Síp.
Sau khi phát quà, lễ mừng Giáng Sinh bắt đầu bằng các ly rượu
vang đỏ, rượu gạo, và thứ thức uống airak rất phổ biến ở Mông Cổ.
Các sứ giả Pháp lại phải hát một lần nữa cho hoàng hậu. Sau cùng,
sau nhiều vòng uống rượu nữa, bữa tối Giáng Sinh được phục vụ,
gồm các đĩa thịt cừu lớn và cá chép. Rubruck nhận xét với vẻ khinh