THÀNH CÁT TƯ HÃN VÀ SỰ HÌNH THÀNH THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI - Trang 316

thường rằng chúng không đi kèm muối hay bánh mì. “Tôi ăn một

chút. Cứ như vậy họ ngồi tới khi trời tối.” Lễ nhà thờ và bữa tiệc

Giáng Sinh kết thúc khi “hoàng hậu, giờ đã say khướt, đi lên xe kéo

trong lúc các tu sĩ hô vang và ca hát, còn bà đi đường riêng của

mình.”

Những người theo đạo Ki-tô ở Mông Cổ nhấn mạnh mối liên hệ

giữa Chúa và ánh sáng, nhất là Ánh dương Hoàng kim linh thiêng

trong thần thoại của họ, họ coi Chúa là biểu tượng của sự hồi phục

và chiến thắng của cuộc sống trước cái chết. Dù có chung tôn giáo,

Rubruck rất coi thường những người theo đạo Ki-tô dòng Assyria,

Armenia và Chính thống trong triều đình Mông Cổ. Vì ông coi tất cả

những ai không theo Công giáo là những kẻ dị giáo, ông gọi tất cả

những người theo dòng Assyria ở triều đình Mông Cổ là người

Nestorian, bắt nguồn từ Nestorius, Trưởng phụ ở Constantinopolis ở

thế kỷ năm, người đã bị Hội đồng Ephesus buộc tội dị giáo vào năm

431. Một trong những đức tin của dòng Assyria mà Rubruck cho là

dị giáo là việc họ tin rằng Đức mẹ Mary là mẹ của Chúa Hài đồng,

nhưng không phải mẹ của Chúa trời. Khác người Công giáo, họ

cương quyết không vẽ hình Chúa trên cây thánh giá, bởi cảnh chết

chóc hay máu me là cấm kỵ với người Mông Cổ. Ngay cả khi họ

nhận mình là người Ki-tô giáo, người Mông Cổ không coi tôn giáo là

danh tính chính của họ. Một vị tướng Mông Cổ theo Ki-tô giáo giải

thích rằng ông không phải tín đồ Ki-tô giáo – ông là người Mông Cổ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.