Với giới nho sĩ Trung Hoa, nhà Tống xưa kia trở thành ký ức
hoài niệm về một thời vàng son. Nhà thơ Tạ Cao miêu tả nỗi nhớ
này trong một bài thơ mang tên “Thăm cố cung Hàng Châu”:
Hòa thử hà nhân vị thủ hôn
Lạc hoa đài điện ám tiêu hồn
Triêu Nguyên các hạ quy lai yến
Bất kiến tiền đầu anh vũ ngôn.
(Dịch nghĩa:
“Lúa mạ mọc cao, còn ai là người gác
Hoa rụng cùng đài điện làm lòng sầu muộn
Chim yến bay qua lại về hướng vua Nguyên
Phía trước không còn nghe tiếng vẹt.”)
Hốt Tất Liệt hiểu được ông đã giành được một viên ngọc quý
trong cuộc chinh phạt kinh đô và quan lại nhà Tống. Chúng đại diện
cho đỉnh cao văn minh Trung Hoa, và trong những năm tiếp theo,
ông nỗ lực gìn giữ thành tựu của họ trong lúc cải tổ và mở rộng
vương quốc. Học giả Nhật Bản Hidehiro Okada đã viết, “Gia tài lớn
nhất Đế chế Mông Cổ để lại cho người Trung Hoa chính là quốc gia
Trung Hoa.” Người Mông Cổ thống nhất không chỉ tất cả các vùng
nói nhiều phương ngữ tiếng Trung khác nhau, mà còn kết hợp với
các vương quốc Tây Tạng, Mãn Châu, Duy Ngô Nhĩ và hàng chục
tiểu vương quốc và nhà nước bộ lạc lân cận. Quốc gia mới dưới sự
trị vì của họ lớn hơn gấp năm lần nền văn minh của những người