theo của quân Mông Cổ tới giờ vẫn là một bí ẩn. Họ có định quay lại
vào ngày hôm sau để đuổi theo quân Nhật? Sau khi thắng trận đánh
này, họ có định tiếp tục đi dọc theo bờ biển để tấn công một vị trí
khác? Có phải họ được cử tới để thăm dò phản ứng và thủ thuật
của Nhật? Có phải họ thật ra chịu thương tổn nặng nề hơn vẻ ngoài
và do vậy phải rút quân?
Đêm đó, khi toàn bộ quân xâm lược còn đang ở trên tàu, một
trận bão mùa thu lớn đánh vào đại dương. Kamikaze, hay Thần
Phong – theo tên gọi người Nhật đặt cho nó sau này, làm biển dậy
sóng và phá tan nhiều con thuyền tạm bợ khi chúng đập vào đá và
bờ biển. Khoảng mười ba ngàn lính Mông Cổ đã chết khi tìm đường
thoát thân, chủ yếu là do chết đuối, giữa eo biển chết người ngăn
cách họ với bến cảng an toàn ở Triều Tiên. Hạm đội lớn nhất trong
lịch sử đã biến thành cuộc thảm sát lớn nhất – nhưng gần như
không đổ máu – ngoài biển khơi.
Trong lời giải thích giả tưởng mà vua chúa thường tự dựng lên
cho người khác nhưng cuối cùng lại cũng tin là thật, Hốt Tất Liệt và
quan lại của ông nói rằng cuộc xâm lược đã thành công vì quân
Mông Cổ đã đánh bại Nhật trong cuộc chiến ngắn ngủi trên đất liền;
việc rất nhiều quân lính hi sinh và gần như cả thủy quân đã bị phá
hủy không quan trọng bằng. Nên năm sau đó, ông lại cử sứ giả tới
Nhật Bản yêu cầu Thiên hoàng Nhật đích thân tới kinh đô nhà
Nguyên để hàng phục, sau đó Hốt Tất Liệt sẽ tái phục chức cho ông
ta. Người Nhật cũng lại tin rằng họ đã chiến thắng dù đã phải chịu