là để gây tổn hại về mặt quân sự. Không thể cập bờ và sợ hãi các
đợt tấn công buổi đêm, ngày 30 tháng Sáu, đội tàu Triều Tiên rút lui
về đảo Takashima để chờ đợi hạm đội từ phía nam – cuối cùng cũng
tới hai tuần sau đó. Hạm đội – giữa cảnh nhiễu loạn, bệnh tật, và đã
lênh đênh ngoài biển lâu hơn dự định hay mức quân lương cho
phép – đi tới Nhật Bản giữa tháng Tám. Một lần nữa, một trận bão
làm biển động, lật và phá tan tàu, và có lẽ hơn mười vạn người đã
chết. Chẳng có mấy con tàu còn sót lại để kể lại thảm họa này.
Cuộc xâm lâng Nhật Bản của Hốt Tất Liệt đã thất bại, nhưng nó
đã ảnh hưởng lớn tới đời sống chính trị và xã hội của Nhật, bởi nhờ
đó họ đã thúc đẩy nước này hướng tới thống nhất văn hóa và một
chính phủ quân sự. Còn Mông Cổ chọn cách quên Nhật Bản, giả vờ
những thất bại này chưa từng xảy ra và tiếp tục tìm kiếm những mục
tiêu được cho là dễ dàng hơn.
Cuộc chinh phạt trên đất liền lại tiếp tục. Dù gặp rất nhiều khó
khăn với cái nóng nhiệt đới và địa hình xa lạ, quân Mông Cổ thành
công ở Myanmar, An Nam ở phía bắc Việt Nam, và Lào. Nhiều
vương quốc Đông Nam Á, bao gồm Champa ở phía nam Việt Nam
và Malabar ở bờ biển Ấn Độ, tình nguyện hàng phục nhà Nguyên.
Về một mặt nào đó, hành động đầu hàng này có ý nghĩa biểu tượng
hơn là thực tế, bởi Mông Cổ cũng không có đủ nhân sự để cai trị
những nước này. Tuy nhiên, họ có gửi cống vật cho triều đình nhà
Nguyên, bao gồm voi, tê giác, và một cái răng được cho là của
chính đức Phật. Việc trao đổi cống vật và quà tặng là lớp nguỵ trang