mang tính nghi lễ cho các hoạt động giao thương ngày càng phát
triển về cả số lượng và giá trị.
Người Mông Cổ không chỉ dựng nên một nước Trung Hoa thống
nhất, mà song song với đó, ảnh hưởng của họ cũng tạo áp lực
tương tự lên các nước nhỏ xung quanh. Từ đầu, Mông Cổ đã thúc
đẩy các tiểu bang gần gũi về văn hóa nhưng thường xuyên gây
chiến trên bán đảo Triều Tiên hợp nhất. Tương tự, ở Đông Nam Á,
khu vực vẫn nằm ngoài quyền cai trị trực tiếp của nhà Nguyên, họ
đã tạo ra nhiều quốc gia mới là nền tảng của Việt Nam và Thái Lan
ngày nay. Trước thời nhà Nguyên, vùng đất ngày nay là Thái Lan,
Lào, Việt Nam và Campuchia có nền văn hóa rất Ấn Độ và theo các
phong cách kiến trúc, tục lệ tôn giáo, và thần thoại của Ấn Độ giáo.
Mông Cổ và người nhập cư Trung Hoa đi cùng họ đã tạo một nền
văn hóa lai tạo mới sau này được gọi là nền văn hóa Trung-Ấn.
Mông Cổ không đạt được nhiều thành công ở các hòn đảo thuộc
Indonesia ngày nay. Năm 1289, Hốt Tất Liệt cử sứ giả tới Java cũng
để yêu cầu họ hàng phục như vua chúa các vương quốc lân cận đã
làm, như vua ở đây sợ rằng nhà Nguyên định tước quyền kiểm soát
việc buôn bán gia vị quý giá của Java trên quần đảo Maluku. Vua
Java đóng dấu sắt nung lên mặt sứ giả và trả ông về cho Hốt Tất
Liệt. Hốt Tất Liệt liền ra lệnh chuẩn bị một hạm đội để chinh phạt
Java và trả thù vị vua như ở Nhật Bản. Năm 1292, hạm đội mới gồm
một ngàn tàu thuyền và hai vạn lính ra khơi với lương thực dự trữ
cho một năm. Khi tới nơi vào năm 1293, quân Mông Cổ dễ dàng