của thế giới. Là những người chăn thả gia súc, các bộ lạc trên thảo
nguyên dễ chấp nhận các tập quán chăn gia súc và đức tin mà các
tộc người Do Thái thể hiện trong Kinh Thánh. Có lẽ trên hết, người
theo Ki-tô giáo ăn thịt chứ không chay trường như người theo đạo
Phật; và trái ngược với người đạo Hồi luôn kiêng khem, người theo
Ki-tô giáo không chỉ thích uống rượu, mà còn coi đó là một phần bắt
buộc của nghi lễ thờ phụng.
Để cô dâu của mình, Bột Nhi Thiếp, ở lại với mẹ cậu trong ger
của họ, Thiết Mộc Chân lên đường cùng hai em trai Cáp Tát Nhi và
Biệt Lặc Cổ Đài để mang chiếc áo khoác tới cho vị Vương Hãn theo
Ki-tô giáo. Ông nhiệt thành chấp nhận món quà, qua đó ra dấu rằng
theo một cách nào đó ông coi mình là dượng của các cậu bé. Vị Hãn
đề nghị để Thiết Mộc Chân làm thủ lĩnh địa phương quản lý các
chiến binh trẻ khác, nhưng Thiết Mộc Chân đã từ chối, như một
cách thể hiện rằng cậu không muốn tuân thủ hệ thống truyền thống.
Thay vào đó, dường như cậu chỉ muốn gia đình cậu được nằm dưới
sự bảo hộ của Vương Hãn, và khi đã đảm bảo được điều đó, cậu và
các anh em mình lên đường quay về nơi cắm trại của mình bên
sông Kherlen. Tại đó, chàng tân lang mong muốn tận hưởng quãng
thời gian với vợ và gia đình mà cậu phải trải qua gian khổ mới có
được.
Giờ đây, khi mọi thành viên trong gia đình đều đã đủ lớn để lao
động theo một cách nào đó, những gian truân đầu đời của Thiết Mộc
Chân hẳn có vẻ đã lùi xa cậu cũng như gia đình cậu. Bên cạnh các